Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cầu sập, học sinh chui đường hầm tàu hỏa đến trường

Cầu gỗ Phú Kiểng (TP Nha Trang, Khánh Hòa) bị nước lũ cuốn trôi khiến hàng chục học sinh xã Vĩnh Ngọc phải chui qua đường hầm tàu hỏa để đến lớp.

Hoc sinh chui ham tau hoa den truong anh 1
Theo UBND xã Vĩnh Ngọc, năm 2001, do nhu cầu bức thiết của người dân, lãnh đạo xã Vĩnh Ngọc đã vận động ông Nguyễn Xuân Thuận đứng ra làm cầu gỗ cho người dân đi lại và có thu phí. Cầu Phú Kiểng nối liền các thôn Xuân Ngọc, Hòn Nghê 1, Hòn Nghê 2 với 5 thôn khác của xã. Đây còn là lối đi tắt qua trung tâm TP Nha Trang của các xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Trung. Tuy nhiên, cứ đến mùa mưa lũ, cây cầu gỗ này lại bị cuốn trôi, nếu không chủ nhân cũng tự tháo dỡ để giữ cầu.
Hoc sinh chui ham tau hoa den truong anh 2
Các em học sinh cho biết cầu sập, muốn đến trường phải đi vòng qua trung tâm TP Nha Trang mất gần 20km. Do quá xa nên các em chọn cách đi tắt là chui qua đường hầm tàu hỏa để đến lớp. "Nhiều khi đi qua đường hầm, chúng em rất sợ vì trong đó tối, nhưng buộc phải đi. Nếu không may gặp tàu, chúng em sẽ núp vào một bên hầm để tránh", Quốc Huy (học sinh lớp 6/5, trường THCS Cao Thắng) nói. 
Hoc sinh chui ham tau hoa den truong anh 3
Nhiều học sinh đi được xe đap, không chui qua đường hầm tàu nhưng cũng phải băng qua đường sắt để đến trường. Việc dắt xe qua đường sắt này không hề có người lớn hướng dẫn hay giúp đỡ.
Hoc sinh chui ham tau hoa den truong anh 4
Không ít em cho biết rất sợ khi đi qua đường sắt. Song nếu không đi, con đường đến trường sẽ rất xa và mệt.
Hoc sinh chui ham tau hoa den truong anh 5
Hơn 10 ngày sau khi cầu gỗ Phú Kiểng bị sập, con đường đến trường của các em xa hơn và nguy hiểm luôn rình rập. "Gần như năm nào cũng vậy, cứ đến mùa lũ là cầu lại bị cuốn trôi. Các em ở ba thôn bên kia sông Cái chỉ còn cách duy nhất là băng qua đường ray xe lửa để đến trường. Nhà trường luôn nhắc nhở các em phải qua sát và rất cẩn thận mỗi khi đi đến đoạn có đường sắt", một giáo viên trường THCS Cao Thắng chia sẻ.
Hoc sinh chui ham tau hoa den truong anh 6
"Từ khi cầu sập, em phải đi học sớm hơn 20 phút so với thường lệ vì đi vòng và khi đến đường sắt phải chờ các anh lớn hơn dắt xe qua giúp", Nguyễn Văn Hậu (trường THCS Cao Thắng) tâm sự.
Hoc sinh chui ham tau hoa den truong anh 7
Sau khi nhận phản ánh từ học sinh và nhà trường, lãnh đạo UBND xã Vĩnh Ngọc đã làm việc với một doanh nghiệp, mở cổng để các em có thể đi tắt qua khuôn viên của khu du lịch, không phải qua đường hầm tàu hỏa. Tuy nhiên, học sinh của ba thôn Xuân Ngọc, Hòn Nghê 1 và Hòn Nghê 2 (xã Vĩnh Ngọc) vẫn phải băng qua đường sắt để đến lớp.
Hoc sinh chui ham tau hoa den truong anh 8
Trong khi đó, vài gia đình tổ chức thuê thuyền để chở các em qua sông ngay điểm cầu Phú Kiểng bị sập. "Con tôi cũng đi học nên tiện đưa các cháu luôn. Một ngày ba buổi, sáng, trưa, chiều đưa các cháu. Chi phí thì thống nhất các hộ góp tiền dầu, tôi bỏ công", anh Khoa (thôn Xuân Ngọc) cho biết.
Hoc sinh chui ham tau hoa den truong anh 9
Thuyền đưa đón học sinh không có phương tiện bảo hộ an toàn đường thủy. Các phụ huynh cho hay việc đi thuyền tiểm ẩn nguy hiểm nhưng phải chấp nhận. "Ai cũng có công việc, nếu đưa con đi học bằng xe máy thì phải đi vòng, rất xa, trong khi giờ giấc của chúng tôi không cho phép. Nhiều hôm đưa con xuống thuyền xong, thấy trời chuyển mưa, về nhà chỉ cầu mong con sang bên kia bờ an toàn", anh Hồ Văn Tùng (phụ huynh học sinh) nói.
Hoc sinh chui ham tau hoa den truong anh 10
Nhiều phụ huynh có sẵn ghe đã chủ động đưa, đón con mình đi học.
Hoc sinh chui ham tau hoa den truong anh 11
Mới 12h trưa, nhưng nhiều học sinh đã đến trường chờ buổi học chiều. Các em đi sớm vì chờ tàu mất thời gian, quãng đường đến trường cũng xa hơn. "Bình thường từ nhà qua trường chỉ mất hơn 10 phút, nhưng nay là 30 phút. Nhiều hôm trời nắng đến trường rất mệt, còn trời mưa sách vở bị ướt", Quốc Huy kể.
Hoc sinh chui ham tau hoa den truong anh 12
Ông Lê Văn Mỹ - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang - tiết lộ việc quy hoạch xây cầu kiên cố đã có gần 10 năm, nhưng đến nay dự án vẫn còn nằm trên giấy. "Chúng tôi hy vọng tỉnh sớm cho xây dựng cầu để người dân, nhất là các em học sinh không gặp khó khăn khi đi học vào mùa mưa lũ", ông nói.

'Nhân dân muốn biết còn bao nhiêu lần thay đổi thi cử'

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói như vậy khi báo cáo Quốc hội chiều 16/11, sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.

An Bình

Bạn có thể quan tâm