1. Dãy núi nào là biểu tượng của thiên nhiên Huế?
Từ xưa, núi Ngự Bình và dòng sông Hương trở thành biểu tượng thiên nhiên Huế. Người dân quen gọi Huế là xứ sở của sông Hương - núi Ngự. Cách kinh thành Huế khoảng 3 km, núi Ngự Bình cao 105, có hình thang, như bức bình phong che chở cho kinh thành Huế. |
2. Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm nào?
Ngày 11/12/1993, Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Huế còn lưu giữ được đến ngày nay những dấu tích của quần thể kiến trúc cung điện, đền chùa, lăng tẩm uy nghi tráng lệ của vua chúa nhà Nguyễn qua các thời kỳ, có giá trị lớn về lịch sử và văn hóa. |
3. Xứ Huế nổi tiếng với làng nghề gì?
Ở Huế, du khách dễ gặp nhiều địa điểm làm hương trầm bằng phương pháp thủ công nhằm phục vụ nét văn hóa tâm linh độc đáo. Ngoài ra còn có nhiều làng nón mang đậm nét hơi thở Cố đô với nón lá, áo dài của người phụ nữ. |
4. Loại hình nghệ thuật được ghi tên vào danh sách kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại?
Năm 2003, UNESCO chính thức công bố, ghi nhận nhã nhạc - âm nhạc cung đình Huế là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Đây là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được công nhận trong danh mục này. |
5. Cây cầu nào ở Huế có 4 lần đổi tên?
Cầu Trường Tiền (Tràng Tiền) ban đầu có tên gọi là cầu Thành Thái. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cầu mang tên Thủ tướng Pháp Clemoncean. Năm 1945, cầu có tên gọi Nguyễn Hoàng. Sau đó, người dân luôn gọi cầu là cầu Trường Tiền, biểu tượng của Huế. |
6. Cầu Trường Tiền có bao nhiêu vài?
Hiện nay, cầu Trường Tiên vẫn còn 6 vài, mỗi vài dài gần 67 m, rộng 6,2 m. Cầu có 12 nhịp, mỗi nhịp có thành hình bán nguyệt được thiết kế thành dải sóng mềm mại như làn nước sông Hương. |
7. Ẩm thực xứ Huế nổi tiếng với các món ăn gì?
Văn hóa ẩm thực Huế rất phong phú khi thu hút thực khách bởi nhiều món ăn cung đình còn tồn tại đến ngày nay. Ngoài ra, hàng chục loại bánh đặc sản thơm ngon bạn chỉ có thể tìm thấy khi đến Huế. |