Công ty cây xanh Hà Nội gắn biển lấy ý kiến người dân đối với hàng chục cây ở Hà Nội dù chúng đã chết khô từ lâu hoặc mục ruỗng.
|
Công ty TNHH một thành viên cây xanh Hà Nội vừa treo 70 tấm biển trưng cầu ý kiến người dân về việc chuẩn bị thay thế cây trên đường Trịnh Hoài Đức, Trần Phú, Lý Nam Đế. Biển được đặt ở vị trí cao hơn đầu người, kích thước 30x20 cm, chất liệu bằng tôn, ghi rõ “Cây dự kiến đánh chuyển, cây trồng mới”.
|
|
Tấm biển này được gắn lên những cây đã chết, mục ruỗng thân.
|
|
Sau khi treo biển một tuần, công ty sẽ tiếp nhận thông tin phản hồi của người dân qua số máy 04.39764540 (trực 24/24 giờ). Nếu trường hợp không có ý kiến phản đối của người dân, cây sẽ được đánh chuyển, thay thế bằng một cây đúng chủng loại, kích thước theo quy định.
|
|
Tuy nhiên, theo nhiều người dân trên phố Trịnh Hoài Đức cho biết, họ muốn công khai và trưng cầu ý kiến người dân trên những cây đang xanh chứ không phải đã chết.
|
|
Một số cây trên đường Lý Nam Đế cũng thuộc dạng đánh chuyển để thay thế bằng cây lát hoa.
|
|
Phần gốc của một cây sấu chồi lên so với vỉa hè, thậm chí mục ruỗng bên trong.
|
|
Phía trước số nhà 83 Lý Nam Đế đơn vị cũng treo hai tấm biển tháo dỡ đánh rời. Anh Thắng chủ cửa hàng này cho biết: "Riêng những cây bị hư hỏng, đã chết chúng tôi ủng hộ chặt hạ"
|
|
Một số cây trên đường Trần Phú cũng thuộc diện đánh chuyển, thay thế trồng mới. |
|
Hầu hết là những cây đã chết khô, rất nguy hiểm mỗi khi mùa mưa bão đến.
|
|
Theo đại diện Công ty cây xanh, số cây này không nằm trong dự án thay thế 6.700 cây xanh gây bức xúc dư luận thời gian qua.
|
|
Ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó tổng Giám đốc Công ty công viên cây xanh Hà Nội cho biết, từ chiều 19 đến ngày 20/3, đơn vị đã treo 70 biển trưng cầu ý kiến người dân về việc chuẩn bị thay thế cây xanh mối mọt, chết, cong nghiêng trên địa bàn 4 quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm. Về phản ánh treo biển trưng cầu ý dân lên cây khô đã chết, ông Hưng cho biết đơn vị vẫn treo để xin ý kiến người dân trước khi đốn hạ.
|
Trao đổi với Zing.vn, PGS. TS Nguyễn Đình Hoè, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cây xanh thuộc quyền làm chủ của người dân. Người dân đóng thuế và cũng là chủ nhân đô thị.
"Khi có kế hoạch chặt cây, đương nhiên phải hỏi ý kiến của người dân, nếu được chấp thuận mới làm. Để lấy được ý kiến đồng bộ người dân, cần phải qua điều tra xã hội, có phương pháp tiến hành chứ không thể hỏi vài ba người rồi kết luận đa số người dân đồng ý. Ngoài ra, cải tạo đô thị là chuyện lớn, Hà Nội cũng cần lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học", tiến sĩ Hòe nói.