Với khát vọng đào tạo nhân lực, đưa giới trẻ Việt trở thành công dân toàn cầu, chị cùng nhiều cộng sự đã thực hiện những hoạt động độc đáo, hiện đại.
- Động cơ nào khiến chị quyết định quay về Việt Nam khi sự nghiệp đang ổn định? Và vì sao chị lại chọn giáo dục cho sự đầu tư tại quê nhà?
- Ở góc độ cá nhân, tôi luôn thích những thử thách và sự mới mẻ. Đó là lý do tôi đi khắp nơi và thử sức ở khá nhiều lĩnh vực trong chừng ấy năm, để học hỏi và cũng để khám phá chính mình. Tôi nhận ra, tuổi trẻ sẽ thật đẹp nếu có nhiều trải nghiệm và biết mình muốn gì. Những điều đó, khi còn học ở Việt Nam, tôi không nhận ra, hay đúng hơn là chưa có ai truyền cho tôi cảm hứng ấy.
Bà Đào Thu Hiền - Tổng giám đốc GPA Việt Nam. |
Đến năm 2011, khi là tư vấn viên cao cấp của UDP Consulting, một công ty có trụ sở ở Baltimore (Mỹ) và tham gia vào các dự án nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng bờ Đông. Lúc bấy giờ tôi suy nghĩ: Sẽ như thế nào nếu mình quay về làm điều gì đó cho giáo dục Việt Nam, cho chính những đứa trẻ trên quê hương mình. Vậy là thay vì thuê một chiếc xe ôtô và chạy dự án ở bang Wyoming, tôi xách vali về Việt Nam.
- Lựa chọn phát triển giáo dục là thách thức lớn và bản thân chị lúc bấy giờ lại như một “tân binh” tại Việt Nam. Lúc đó chị có nghĩ mình đang liều lĩnh?
- Tôi đi xa Việt Nam từ những năm 90, nên khi quay như đang đến một đất nước mới. Tôi nhận thấy lớp trẻ cần 2 thứ: Xây dựng nội lực ở cấp độ cao về tư duy, kỹ năng và nhìn ra bên ngoài để biết mình đang cạnh tranh với ai, ở cấp độ nào. Tôi mang trong mình một tham vọng giúp trẻ em Việt Nam cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.
Tôi nghĩ, nếu mình chỉ đơn thuần quay về để kinh doanh giáo dục, đi theo lối mòn và quy trình sẵn có thì quá dễ dàng. Nhưng đó không phải là lý do tôi bỏ mọi thứ về Việt Nam. Tôi cho rằng, muốn giúp các em thay đổi thật sự về tầm nhìn thì phải dám dấn thân vào con đường mới. Với giấc mơ ấy, tôi sẽ truyền cảm hứng để nó cũng trở thành giấc mơ của những đứa trẻ mình tiếp xúc. Muốn như vậy, chúng ta phải cùng nhau bước ra khỏi vùng an toàn và những tư duy cũ kỹ.
- Theo quan sát và trải nghiệm của chị, học sinh Việt Nam hiện thiếu những yếu tố gì và cần trang bị điều gì cho quá trình hội nhập toàn cầu cũng như tìm kiếm bản thân như chị nói?
- Giáo dục của chúng ta hiện nay vẫn đánh giá đầu ra dựa trên điểm số, nên nhà trường và thầy cô phải dạy để học sinh thi điểm cao. Kết quả, học sinh không có tư duy gốc, không có ý tưởng sáng tạo, mà chỉ là những cỗ máy ghi âm và nhắc lại lời người khác. Ngay cả những em đạt giải vô địch các cuộc thi học sinh giỏi trong nước mà tôi biết, khi yêu cầu viết bài cũng chỉ biết nhắc lại lời của người khác.
Nơi các trại viên có không gian tự do để khám phá những đam mê mới, phát huy những đức tính tốt và cùng tham gia nhiều hoạt động sôi động và ý nghĩa. |
Để thành công trên thị trường toàn cầu, các em cần nhiều hơn điểm số. Hãy đề ra cho mình một mục tiêu học tập cụ thể, tập trung vào làm tốt, còn lại dành thời gian khám phá bản thân, phát triển kỹ năng và trau dồi ngoại ngữ. Hãy nhìn ra ngoài biên giới Việt Nam, học từ những người giỏi và có một tư duy cởi mở. phát triển.
- Sau 6 năm, chị và GPA đang ở đâu trên lộ trình đưa học sinh Việt Nam trở thành công dân toàn cầu? Và thực tế nào đang chứng minh cho điều đó?
- Ở GPA, chúng tôi không “luyện thi” cho học sinh mà tập trung nâng cao năng lực thực sự cho các em. Tôi cho rằng mỗi học sinh đều có thiên hướng và điểm mạnh riêng cần được phát triển theo hướng cá nhân. Điều này không phải ai cũng hiểu, đồng ý ngay và đôi khi chúng tôi không tìm được tiếng nói chung với những đối tác đề cao điểm số, thành tích hoặc muốn đúc trẻ theo một khuôn mẫu nhất định.
Nhưng GPA kiên tâm với sứ mệnh giúp các em có năng lực cao hơn và kiến thức rộng hơn; để các em hiểu rõ mục tiêu cụ thể cho việc học. Trên thực tế, học sinh của chúng tôi tham gia rất nhiều các hoạt động khám phá bản thân, chứng tỏ mình qua những hoạt động đó và kết quả vào đại học ở nước ngoài là 100% tại các trường uy tín và có học bổng.
Chúng tôi đã chính thức mang lý tưởng này tới học sinh trên 2 miền Nam, Bắc và nhiều tỉnh thành lân cận từ 2015. Với 20.000 lượt học sinh được tiếp cận một trong những chương trình của GPA, chúng tôi đang có nền tảng vững vàng để lan toả mô hình đào tạo của mình.
- Chị có thể chia sẻ về chương trình trọng tâm của năm 2018 mà GPA mang đến cho các em học sinh? Những điều gì là đặc sắc và khác biệt nhất của dự án này?
- Global Champions 2018 là sân chơi tiếng Anh độc quyền do GPA hợp tác cùng các đối tác chiến lược tổ chức nhằm mang đến cơ hội tương tác tiếng Anh thực tế, khám phá năng lực cá nhân và phát triển vượt trội 8 kỹ năng vàng trong thế kỷ 21: Sáng tạo, tư duy phản biện, hùng biện, tài năng cá nhân, công nghệ, kỹ năng sống, tinh thần đồng đội, lãnh đạo.
Tham gia Global Champions 2018, các em sẽ được tham gia nhiều hoạt động đặc sắc và thú vị như tìm hiểu về Nasa, tập trung thách thức kỹ năng tiếng Anh và ứng dụng Internet trong thi đấu theo đội, thi hùng biện tiếng Anh và biểu diễn tài năng, thi sáng tác món ăn và trình bày món ăn theo phong cách Master Chief. Các em cũng được đóng kịch và hóa trang cosplay, thử thách tiếng Anh trong giao tiếp và khám phá văn hóa, âm thực, du lịch của 8 nước Mỹ, Anh, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Mexico, Ấn Độ, Việt Nam.
Đây là mô hình thi kỹ năng tiếng Anh thông qua trò chơi vận động, tương tác lần đầu tổ chức tại Việt Nam, khác biệt với các cuộc thi hiện nay chỉ quanh quẩn với nghe, nói, đọc, viết hoặc thuyết trình.
Tôi tin rằng chương trình sẽ thật sự tạo nền tảng cho phát triển toàn diện mà ai cũng có thể tham gia, từ cá nhân các gia đình, tới nhà trường và các doanh nghiệp. Chúng tôi muốn Global Champions sẽ trở thành một lời đáp của Việt Nam cho những kêu gọi của thế giới về thay đổi trong giáo dục.
Chương trình giúp các em rèn luyện nhiều kỹ năng như xử lý tình huống, làm việc nhóm… |
Global Champions 2018 là sân chơi tiếng Anh độc quyền do GPA JSC hợp tác cùng các đối tác chiến lược tổ chức nhằm mang đến cơ hội tương tác tiếng Anh thực tế, khám phá năng lực cá nhân và phát triển vượt trội 8 kỹ năng vàng thế kỷ 21: Sáng tạo, tư duy phản biện, hùng biện, tài năng cá nhân, công nghệ, kỹ năng sống, tinh thần đồng đội, lãnh đạo cùng cơ hội trải nghiệm và khám phá văn hoá 8 quốc gia: Mỹ, Anh, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Mexico, Ấn Độ, Việt Nam cho các bạn nhỏ độ tuổi từ 10 đến 15 giỏi tiếng Anh.
Global Champions 2018 sẽ chính thức đón chào các thí sinh thi đấu tại TP.HCM vào 8h chủ nhật 25/11 và tại Hà Nội vào 8h chủ nhật 2/12. Độc giả đăng ký tham gia tại đây hoặc hotline Hà Nội: 090 225 9908 - TP.HCM: 090 225 1545.