Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Cha mẹ có được kiểm tra điện thoại của con?

Theo luật sư, cha mẹ có thể kiểm tra điện thoại của con để phát hiện thông tin xấu độc. Tuy nhiên, việc đăng tải nội dung tin nhắn lên mạng là chưa đúng theo quy định pháp luật.

Phát hiện con trai 13 tuổi bị dụ tham gia một số hội nhóm 18+ trên mạng xã hội khi kiểm tra điện thoại của con, chị Hồng Nhung (vợ nghệ sĩ Xuân Bắc) đã đăng bài cảnh báo các bậc phụ huynh vào tối 13/3.

Ngoài nhắc nhở các ông bố, bà mẹ kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội của con, chị còn đính kèm ảnh chụp màn hình từ tài khoản mạng xã hội của con trai.

Hành động này đang gây ra những luồng dư luận trái chiều trên mạng xã hội. Theo quy định của pháp luật, hành động của chị Nhung có phù hợp hay không?

Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật Pháp trị

Điều 21 Luật Trẻ em 2016 quy định trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

Trường hợp này, cần đánh giá hành động của chị Nhung liệu có phù hợp, cần dựa trên cơ sở việc kiểm tra điện thoại đó có vì lợi ích tốt nhất của trẻ em hay không.

cha me kiem tra dien thoai cua con anh 1

Luật sư Quách Thành Lực. Ảnh: Hoàng Linh.

Nếu cha mẹ nhận thấy điện thoại, máy tính cá nhân của con có những thông tin độc hại, không phù hợp độ tuổi, mang tính khiêu dâm, bạo lực, vi phạm pháp luật... thì cha mẹ có quyền kiểm tra điện thoại để phát hiện kịp thời và có giải pháp can thiệp để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ em.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ lạm dụng việc kiểm tra điện thoại, máy tính để lấy những thông tin cá nhân, riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em và không thuộc các thông tin gây ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý bình thường rồi can thiệp, gây ảnh hưởng tiêu cực thì hành động này là vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, khoản 11, Điều 6 Luật này cũng quy định nghiêm cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên. Do đó, dù con cái có các hành động sai, không phù hợp đạo đức, đó vẫn là đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của con trẻ. Khi không được các con đồng ý, cha mẹ không có quyền công bố, tiết lộ những thông tin đó.

Như vậy, việc chị Nhung kiểm tra điện thoại của con không sai do hành động này là để đảm bảo các lợi ích tốt nhất của con trẻ. Tuy nhiên, hành động đăng tải nội dung tin nhắn của con là chưa phù hợp theo quy định của Luật Trẻ em 2016. Con trai chị Nhung đã 13 tuổi nên việc đăng tải này phải được sự chấp nhận của con.

Tâm lý chung của cha mẹ là rất thương yêu con, khi con phạm lỗi thường dùng mọi cách để giúp con nhận ra sai lầm và sửa chữa. Tuy nhiên, do những hành động, phản ứng này dựa trên tình cảm, mang nhiều cảm xúc nên đôi khi thường lấn át ý chí, có thể không may tạo ra ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của con trẻ.

Trẻ em hiện nay sống trong môi trường mới, cởi mở và ít khuôn khổ, giới hạn hơn xưa. Do đó, cha mẹ cần nâng cao trình độ, bồi dưỡng thêm kỹ năng, kiến thức để có ứng xử phù hợp, bắt kịp với sự phát triển của con cái.

Bán xăng lẫn nước lã, chủ cửa hàng chịu trách nhiệm ra sao?

Theo luật sư, chủ cửa hàng phải bồi thường dân sự cho người mua xăng. Trường hợp có lỗi nghiêm trọng, họ có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

Hoàng Linh

Bạn có thể quan tâm