Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chặn 10 tấn thuốc bắc Trung Quốc chờ ra chợ dược liệu

Dược liệu thuốc bắc Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch rồi chuyển về xuôi tiêu thụ. Theo cảnh sát, loại dược liệu này sẽ gây hại sức khỏe người sử dụng.

Đêm 18/1, Phòng 6 Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an), phối hợp với Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội), kiểm tra xe ôtô tải loại 5 tấn, biển kiểm soát Hà Nội đang dừng đỗ ở đầu cầu Thanh Trì (quận Hoàng Mai). Thời điểm kiểm tra, trên xe chở hơn 10 tấn nông sản dược liệu (thuốc bắc) nguồn gốc nước ngoài.
Thuốc bắc Trung Quốc nhập lậu sẽ gây hại sức khỏe người dân Cảnh sát môi trường cho rằng thuốc bắc Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch.
Theo trung tá Phạm Văn Minh - Đội trưởng Đội Cảnh sát môi trường (Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội), lái xe chở thuốc bắc không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Đại diện cơ quan công an khẳng định: "Thuốc bắc nhập lậu từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch để vào Việt Nam".
Qua kiểm đếm, nhà chức trách xác định trên xe chở 194 bao tải, tổng số 59 loại dược liệu gồm: ngọc trúc, đại hoàng, đỗ trọng, tam thất...
Lái xe Tô Văn Học (45 tuổi, quê Bắc Giang) khai nhận chở thuê số hàng trên cho một công ty ở thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn), chuyển về Hà Nội tiêu thụ.
Quá trình mở các bao tải chứa nông sản dược liệu, lực lượng chức năng cho biết ngửi được mùi diêm sinh.

Theo chỉ huy Đội Cảnh sát môi trường Công an quận Hoàng Mai, nếu không bị phát hiện, hơn 10 tấn thuốc bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc sẽ được chuyển tới các chợ, đưa vào cơ sở hành nghề y dược, rồi đến tay người bệnh.

Thuốc bắc nhập lậu nên không ai kiểm định chất lượng.

Một loại dược liệu có màu sắc giống như nhụy hoa.

Theo trung tá Minh, những ngày tới đơn vị sẽ xác minh, làm rõ những người buôn thuốc bắc nhập lậu, xem xét khởi tố vụ việc.

Kẹo, hạt bí Trung Quốc chờ đóng gói thành hàng Việt

Mở các thùng hạt hạnh nhân, kẹo dẻo có bao bì in chữ Trung Quốc, lực lượng chức năng phát hiện hàng trăm tem nhãn tiếng Việt đi kèm, ghi đây là hàng đặc sản ở Sa Pa và Đà Lạt.










Việt Đức

Bạn có thể quan tâm