Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chân dài rơi lệ để... có tiền tiêu Tết

PG được coi là công việc chỉ dành cho bộ phận các sinh viên nữ chân dài và chuyên… cười duyên.

Chân dài rơi lệ để... có tiền tiêu Tết

PG được coi là công việc chỉ dành cho bộ phận các sinh viên nữ chân dài và chuyên… cười duyên.

Cuối năm rất cần tiền

Những ngày này, tại các siêu thị, hình ảnh những PG (viết tắt của Promotion Girl) chân dài và thân thiện làm đại diện cho một sản phẩm nào đó đã không còn xa lạ. Nhưng ít ai biết rằng, khi cởi bỏ những bộ đồng phục bắt mắt ấy, phần lớn họ là các sinh viên, một buổi ngồi trên giảng đường, một buổi đi làm để kiếm thêm tiền chi tiêu cho cuộc sống.

Chân dài rơi lệ để... có tiền tiêu Tết

Hai nữ sinh làm PG cho LipIce trong siêu thị BigC Thăng Long.

Tại siêu thị Co.op Mart Sài Gòn (Km 10, Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội), bên gian hàng giới thiệu một hãng nước hoa, tôi gặp PG Lương Thu Trang (sinh viên năm 3, Học viện Bưu chính viễn thông Hà Nội) và được nghe bạn kể về "nỗi khổ cuối năm" của mình: "Thời gian này mình thi xong rồi, lại gần hết năm, nên cả lớp rủ nhau đi chơi xa vài chuyến trước khi nghỉ Tết. Dù thời tiết năm nay rét hơn mọi năm, nhưng rét có cái thú rét, chúng mình sẽ tổ chức một chuyến lên Sa Pa ngắm tuyết. Mà đi Sa Pa, tiết kiệm nhất cũng hết 1 triệu rưỡi. Để có tiền đi, mình phải làm thêm thôi, vì không muốn xin thêm bố mẹ".

Nhà ở thành phố Hải Phòng, lên Hà Nội học được 2 năm, đã thử nhiều công việc làm thêm như gia sư, bán hàng... với những mức lương khác nhau, thấp có, cao cũng có nhưng chưa nghề nào làm Trang cảm thấy thích thú như khi làm PG. Trong bộ đồng phục đậm sắc hồng của nhãn nước hoa, vẫn đon đả đưa các que thử nước hoa cho khách hàng trước cửa siêu thị, Trang nói đùa: "Trong số những công việc mà mình từng làm, chưa có việc nào tốn ít công sức và trí lực, lương cao, mà lại thoải mái như nghề PG".

Trang giải thích thêm: "Làm gia sư, mình phải xem trước chương trình và bài tập của học sinh để giảng. Đi bán hàng thì thời gian rất gò bó, hiếm nơi nào nhận sinh viên như chúng mình làm nửa ngày, mà dù có thì cũng phải đứng cả buổi, mời khách, sắp xếp hàng hóa, cần thiết còn phải phụ khuân vác hàng cho chủ. Nói chung là, nếu không tốn chút trí lực thì lại phải bỏ nhiều công sức, mà lương cũng không cao. Còn nghề PG lại khác, mình có thể chủ động chọn các buổi làm việc không trùng lịch học, làm mấy tiếng liên tiếp là có từ 100 - 200.000 đồng. Chưa đầy "chục" buổi là mình có đủ tiền đi rồi".

Rơi lệ vì những lời gạ gẫm

Mặc dù cũng là một công việc làm thêm giống như bao nhiêu công việc khác, nhưng nghề PG không chỉ mang lại cho một số sinh viên nữ nguồn thu nhập khá cao mà còn để lại cho các bạn những kỷ niệm lắm bi, nhiều hài.

Nói về những kỷ niệm buồn trong hơn 1 năm "kinh nghiệm" của mình, Trang chưa bao giờ quên lần bị "quỵt" tiền công khi làm PG cho một hãng điện thoại di động. Nhờ vào mối quan hệ có từ những buổi PG đầu tiên, Trang đã nhận công việc này qua điện thoại của một chị bạn, thay vì qua trung tâm môi giới. Công việc đã hoàn thành cách đây 1 năm, nhưng tiền công thì vẫn "bặt vô âm tín". Thỉnh thoảng cô có gọi lại cho chủ nhân số điện thoại nọ, những chỉ được đáp lại bằng tiếng nói của nhân viên tổng đài: "Thuê bao quý khách...".

Hiện tượng chậm trả lương, mà "dân trong nghề" hay gọi bằng một từ thân mật là "om tiền" thì xảy ra thường xuyên hơn. "Nếu bị "om", tiền không mất, nhưng lúc mình cần thì không có, nên rất khó chịu", Thu (sinh viên Trường đại học Kinh tế quốc dân) tâm sự, "tuy nhiên, đó là chuyện bình thường của một PG mới vào nghề. Khi đã làm nhiều, có nhiều mối quan hệ, công việc chắc chắn hơn, mọi chuyện sẽ đâu vào đó".

Bị "quỵt" và "om" tiền lương là chuyện nhỏ nếu so với những “tai nạn” mà các PG rượu trong các quán bar, nhà hàng gặp phải. H. là một PG có kinh nghiệm làm việc cho một hãng rượu đã 2 năm nay. “Tai nạn” mà cô gặp thường xuyên nhất là chuyện không biết vô tình hay cố ý, khách hàng trong các bar, nhà hàng thường nhầm nhân viên PG với "gái", hoặc bồi bàn. Không ít lần H gặp phải những lời gạ gẫm đổi tình lấy tiền hoặc bị khách có những cử chỉ sàm sỡ khiến cô rơi lệ.

Thu Hồng (sinh viên Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội) không khỏi bùi ngùi khi kể lại câu chuyện làm PG cho hãng băng vệ sinh cách đây không lâu. Cả ngày hôm đó, công việc chính của Hồng là đứng và đổ nước vào băng vệ sinh. Có rất nhiều người tới xem, cả nam lẫn nữ. "Nhiều bác gái trung tuổi nhìn chúng mình bằng ánh mắt "hình viên đạn", thậm chí còn nói rằng, chúng nó không còn việc gì để làm ngoài cái việc đổ nước vào chỗ ấy à?", Hồng cho biết. Nhưng Hồng và các bạn vẫn phải tươi cười làm tiếp, dù trong lòng cảm thấy rất khó xử.

Bên cạnh đó, còn có chuyện "tiền công tỉ lệ thuận với chiều dài đôi chân" từ lâu đã trở thành luật bất thành văn trong giới PG.

Thu Trang (sinh viên năm 2, Trường đại học Văn hóa Hà Nội) có chiều cao 1,70m nên thường nhận được "sô" làm PG cho các thương hiệu ôtô, hay rượu với mức lương rất cao, trên dưới 100.000 đồng/ giờ. Ngược lại, bạn của Trang chỉ có thể kiếm khoảng 40.000 đồng/giờ với các show PG cho sữa tắm, dầu gội đầu... bởi chiều cao khiêm tốn hơn, 1,60m.

Nói về nghề PG của sinh viên thì có nhiều điều để bàn, nhưng một điều chắc chắn là bản thân nghề PG không xấu, nhất là khi nó mang lại thu nhập chính đáng và kinh nghiệm sống cho bộ phận không nhỏ các nữ sinh hiện nay.

Theo GiadinhNet

Theo GiadinhNet

Bạn có thể quan tâm