Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chân dung bà trùm ma tuý da màu kiểm soát phố Harlem

Không chỉ thâu tóm lợi ích của các băng đảng ở khu Harlem, New York, Stephanie St. Clair còn là nhà hoạt động tích cực cho cộng đồng người da màu ở Mỹ ở thế kỷ 20.

Mang trong mình dòng máu Pháp lai gốc Phi, Stephanie St. Clair được sinh ra thiếu vắng bàn tay chăm sóc của cha. Mẹ bà không chồng mà mang thai.

Cơn bệnh của người mẹ khiến Clair buộc phải nghỉ học ở tuổi 15. Làm giúp việc tại một gia đình giàu có trong vùng, Clair kiếm được chút tiền giúp mẹ chữa bệnh và trang trải cuộc sống.

Tuy nhiên, số phận không mỉm cười với cô gái 15 tuổi. Cậu quý tử con nhà giàu coi Clair là người hầu phục vụ sở thích bệnh hoạn. Để có một công việc ổn định, Clair chấp nhận cảnh bị cưỡng hiếp.

Chan dung ba trum ma tuy da mau anh 1

Stephanie St. Clair là một trùm ma túy nổi tiếng với biệt danh “Queenie”. Ảnh: Listverse

.

Sóng gió nơi đất khách quê người

Năm 1912, sau khi người mẹ qua đời, Clair dành toàn bộ số tiền tích cóp để rời Martique đến Pháp với hy vọng về cuộc sống mới. Mặc dù biết đọc và viết (điều hiếm có với phụ nữ da màu vào thời điểm bấy giờ), bà vẫn không tìm được một công việc tử tế.

Di cư đến khu có nhiều người da màu Harlem, thành phố New York, Mỹ, Clair phải lòng với Duke. Tuy nhiên, tên này chỉ lợi dụng tình cảm để bán bà vào nhà chứa.

Đau đớn vì bị người tình phản bội, bà nhanh chóng rời New York. Song, chiếc xe buýt bị nhóm người da trắng chặn lại. Không chỉ chứng kiến cảnh những người cùng chủng tộc bị treo cổ hay thiêu sống, bà còn bị nhóm người này cưỡng hiếp nhiều lần.

Clair quyết định trở về New York và nhận được tin Duke bị bắn chết trong một cuộc ẩu đả giữa các băng nhóm. 4 tháng sau, bà quyết định bắt đầu công việc kinh doanh bất hợp pháp, buôn bán thuốc phiện với sự hỗ trợ của bạn trai mới.

Năm 1922, bà dùng 10.000 USD mở tài khoản ngân hàng và gia nhập băng đảng đường phố 40 tên cướp. Sau vài tháng, Clair kiếm được khoảng 30.000 USD và muốn tự lập gây dựng cơ nghiệp của riêng mình.

Với tham vọng kiếm tiền, Clair tách khỏi 40 tên cướp và lập băng đảng riêng. Bà và người tình đã xảy ra cuộc tranh cãi nảy lửa. Clair vẫn kiên quyết dứt áo ra đi. Vài tháng sau, bà đã thu nạp được những huyền thoại xã hội đen sừng xỏ ở Harlem, Bumpy Johnson.

Bên cạnh đó, bà còn có thủ đoạn hối lộ cảnh sát nhằm bôi trơn cho những hoạt động phi pháp, đầu tư 10.000 USD để chơi trò xổ số bí mật ở Harlem. Nhờ thắng trận xổ số, trò chơi số một ở thành phố này, bà trở nên nổi tiếng.

Clair được biết đến trong cộng đồng là người quảng giao và thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Với vóc dáng thu hút, bà thường được biết đến với cái tên “Quennie” khắp vùng Manhattan, nhưng cư dân Harlem thường gọi bà với cái tên “Quý bà Saint Clair”.

Trong suốt những năm 1920, Clair tìm cách mở rộng mạng lưới, phạm vi hoạt động tội ác bằng cách đầu tư những bất lợi ở các băng đảng Harlem, các cuộc chơi xổ số bất hợp pháp.

Vào đầu những năm 1930, sự xuất hiện của cuộc đại suy thoái và sự chấm dứt của lệnh cấm buôn bán rượu lậu là cú sốc lớn với các băng đảng có tổ chức khắp nước Mỹ. Năm 1923, tài sản của Stephanie St. Clair lên đến 500.000 USD. Tuy nhiên, khi thu nhập của bà đạt mức 200.000 USD/năm, thời kỳ buôn lậu rượu dần lụi tàn và suy thoái kinh tế diễn ra.

Mục tiêu của thế giới ngầm

Nhiều ông chủ ở New York khi thua lỗ đã nhắm mục tiêu vào Clair. Tên cướp khét tiếng Hà Lan Schultz tiến hành những cuộc xung đột đẫm máu với băng đảng của Clair khiến khoảng 40 người thiệt mạng.

Bất chấp nằm trong cuộc truy đuổi gắt gao của cảnh sát, St. Clair vẫn một mực từ chối sự bảo kê của Schultz. Bà quyết không dưới quyền, chịu sự kiểm soát của ông trùm Hà Lan như nhiều người ở Harlem.

St. Clair thực hiện cuộc tấn công tại các cửa hiệu, căn cứ băng đảng của Dutch Schultz và tiết lộ cho cảnh sát những thông tin về anh ta. Điều này khiến cảnh sát thực hiện cuộc bố ráp nhà của Schultz và bắt giữ hơn một chục nhân viên, thu giữ khoảng 12 triệu USD.

Tuy nhiên, Clair cho rằng cảnh sát chống lưng cho Schultz nên đã tố họ tội tham nhũng trên các tờ báo ở Harlem. Các nhà điều tra giận dữ đã bắt bà.

Trước khi ra tòa, Clair hối lộ các quan chức từng hợp tác với mình. Sự việc vỡ lở, chính quyền thành phố tước phù hiệu của một số cảnh sát, theo Blackpast.

Sau cuộc chiến của St. Clair với Schultz, bà luôn đề cao cảnh giác tránh sự nhòm ngó của cảnh sát. Vì vậy, bà buộc phải ký thoả thuận ngừng bắn và chuyển giao toàn bộ công việc cho tên tay chân thân cận Bumpy Johnson. Điều này đồng nghĩa với việc Clair rút lui khỏi giới buôn ma túy.

Cuối cùng, Bumpy Johnson, thuộc hạ cũ của bà, thương lượng với Lucky Luciano. Lucky đã tiếp quản công việc băng đảng của Schultz cùng với Bumpy.

Khi Schultz bị ám sát vào năm 1935, St. Clair còn gửi một bức thư lăng mạ tên này. Vào thập niên 40, Bumpy trở thành "vị vua" trị vì tại Harlem, trong khi đó St. Clair ít tham gia hơn.

Mặc dù mất quyền kiểm soát đế chế của mình, St. Clair vẫn đủ tiền bạc để sống thoải mái trong suốt quãng đời còn lại. Bà cũng kết hôn với Sufi Abdul Hamid, người được biết đến với biệt danh “Hitler da đen”. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân gặp nhiều sóng gió.

St. Clair cuối cùng bị kết án 10 năm tù vì đã bắn chết chồng mình.

Sau khi ra tù, St. Clair trở thành nhà hoạt động đấu tranh cho người da màu. Bà tiếp tục viết các bài báo đòi quyền bình đẳng cho người da màu trên tờ báo địa phương, vạch trần sự phân biệt đối xử của cảnh sát và những khó khăn mà cộng đồng da đen phải đối mặt.

'Nữ hoàng ma tuý' Mexico trải lòng về quá khứ tội lỗi

Ở tuổi 21, Beltran đã hẹn hò với nhiều tên trùm ma tuý, tội phạm cộm cán và trở thành "cầu nối" quan trọng trong đường dây buôn bán ma tuý ở châu Mỹ Latinh.

Trà My

Bạn có thể quan tâm