Những ngày chống dịch, 2 cơ sở đào tạo của Aptech tại Hà Nội là 54 Lê Thanh Nghị và 285 Đội Cấn vắng bước chân của học trò. Nhưng nơi làm việc của các cán bộ, nhân viên đào tạo lại bận rộn hơn bất cứ lúc nào. Phải nhìn màn hình máy tính của những “chiến binh giáo dục” mới biết những tiết học sôi nổi thường ngày không hề mất đi, mà chỉ chuyển từ offline lên online.
Những “người lái đò” luôn biết cách truyền cảm hứng
Chuyển đổi từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang trực tuyến đòi hỏi giảng viên phải có những kỹ năng đặc biệt. Tại Aptech, điều ấy chẳng thể làm khó các giảng viên, một phần vì bản thân các thầy là dân IT, một phần vì đã quen với những phương pháp giảng dạy trực tuyến được Aptech ứng dụng trên thế giới và tại Việt Nam 20 năm nay.
Là giảng viên nhiệt tình, chỉn chu nhất nhì Aptech, thầy Nguyễn Đức Hoàng luôn dành 5-10 phút chuẩn bị trước mỗi buổi dạy trực tuyến. Với thầy, từng chi tiết nhỏ như trang phục, phông nền gọn gàng chính là cách làm gương cho học trò: Cần có thái độ nghiêm túc dù là học trực tuyến hay trực tiếp.
Giảng viên Nguyễn Đức Hoàng. |
Tương tác cũng là vấn đề được thầy Hoàng chú trọng. Đầu mỗi buổi học, thầy tạo hứng khởi cho học viên bằng lời hỏi han thân tình, những câu chuyện chống dịch, hơn hết là nhấn mạnh tầm quan trọng của buổi học. Sau đó, thầy sẽ “hỏi thăm” bài tập về nhà bằng cách gọi ngẫu nhiên 3-4 học viên trình bày.
“Điều này giúp nâng cao ý thức hoàn thành bài tập về nhà của học viên. Có nhiều bạn ban ngày làm việc tại các doanh nghiệp, tối lại tham gia học trực tuyến, ngoài hoàn thành bài tập được giao còn chủ động đưa ra những tình huống trong công việc để làm thêm và đưa ra cho cả lớp cùng thảo luận”, thầy Hoàng hào hứng chia sẻ.
Đồng nghiệp của thầy Hoàng - thầy Vũ Hữu Phương lại có những tuyệt chiêu khác để tạo không khí sôi nổi cho các tiết học, đó là luôn đặt các câu hỏi và khuyến khích học viên đặt câu hỏi ngược lại. Việc này cũng giúp thầy kiểm tra mức độ hiểu bài của các bạn, từ đó điều chỉnh tốc độ giảng dạy.
Giảng viên Vũ Hữu Phương (thứ 3 từ phải qua) cùng học trò. |
Thầy chia sẻ: “Chúng tôi chủ động phân tích để các em hiểu mục đích đi học qua những câu chuyện thực tế. Chiều nay, trong buổi học trước khi làm đồ án cuối khóa, tôi kể câu chuyện về cậu học trò cũ: Từ lĩnh vực hóa học tay ngang sang Aptech, cậu ấy làm website đồ án cuối kỳ rất thành công về đồ da nam và đem bán cho một chủ shop, thu về hàng triệu đồng. Học trò nghe xong hào hứng lắm, ai cũng quyết tâm làm đồ án thật tốt”.
"Hậu trường" mỗi buổi học online
Những lớp học online muốn hiệu quả không chỉ cần người thầy giàu chuyên môn và tận tụy, mà còn là vô vàn nỗ lực của đội ngũ chuyên viên đào tạo. Khối lượng công việc tăng lên gấp đôi, gấp ba, họ phải hy sinh thời gian cá nhân để sát sao theo dõi các lớp học trực tuyến, kịp thời hỗ trợ học viên.
Chuyên viên đào tạo Nguyễn Thị Loan. |
Chị Loan - chuyên viên đào tạo tại Aptech 54 Lê Thanh Nghị - thường xuyên phải đưa vội bát cơm sớm hơn thường nhật để kịp ca trực tối kéo dài tới tận 23h. “Có khi buổi chiều được nghỉ nhưng chưa xong việc, hoặc đồng nghiệp cần hỗ trợ, mình vẫn lên văn phòng. Bù lại, sự chăm chỉ của các bạn học viên đã truyền động lực lại cho mình, giúp mình thấy tự hào vì công việc đang làm”, chị chia sẻ.
Phó giám đốc đào tạo Aptech Dương Thu Trang. |
Đảm nhiệm vị trí Phó giám đốc phụ trách đào tạo, chị Dương Thu Trang phải sát sao với công việc hơn bao giờ hết: Vừa động viên tinh thần cho nhân viên, vừa đôn đốc kỷ luật làm việc của bộ phận mình theo đúng quy trình chất lượng chuẩn. Chị bật mí, hệ thống quản lý đào tạo thông minh đã giúp chị và các nhân viên rất nhiều trong công việc quản lý lớp học trực tuyến.
Chị Trang chia sẻ: “Hệ thống Google Classroom giúp chúng tôi giám sát việc học và làm bài tập tại nhà của từng em. Bài tập được phân bổ thành nhiều khung giờ trong ngày và có hệ thống thông báo tới điện thoại từng em, đảm bảo các bạn luôn có ý thức học tập khoa học, loại bỏ tâm thế thụ động”.
2 cơ sở Aptech tại 285 Đội Cấn và 54 Lê Thanh Nghị đã sẵn sàng đón học viên trở lại sau thời gian chống dịch. |
Giáo dục luôn được coi là nghề cao quý. Càng những lúc khó khăn, người giáo viên càng cần thể hiện tinh thần trách nhiệm, tâm huyết đáng tự hào. Chẳng cần những lời tung hô có cánh, họ vẫn miệt mài chuyên chở kiến thức, giúp học sinh có những ngày nghỉ dịch tại nhà không phí hoài. Không mặc blouse trắng, họ vẫn là những chiến binh.
Bình luận