Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Chân Tử Đan diễn kém trong 'Thiên long bát bộ' bản mới

"Thiên long bát bộ: Kiều Phong truyện" có mảng hành động được đầu tư đúng mực. Tuy nhiên, diễn xuất của nam - nữ chính là Chân Tử Đan và Trần Ngọc Kỳ lại gây thất vọng.

Thien long bat bo anh 1

Ngày 22/1, QQ đưa tin Thiên long bát bộ: Kiều Phong truyện lên sóng các nền tảng xem phim trực tuyến ở Trung Quốc. Tác phẩm do Chân Tử Đan sản xuất trở thành đề tài nóng ở xứ tỷ dân thời gian qua. Phim quy tụ dàn diễn viên kỳ cựu nổi tiếng như Huệ Anh Hồng, Trương Triệu Huy, Ngô Việt, Lữ Lương Vỹ và đội ngũ sao trẻ gồm Trần Ngọc Kỳ, Lưu Nhã Sắt, Triệu Hoa Vi.

Nội dung an toàn, yếu tố hành động đẹp mắt

Thiên long bát bộ: Kiều Phong truyện lấy bối cảnh vào thời Bắc Tống. Kiều Phong (Chân Tử Đan) là bang chủ phái Cái Bang. Anh nổi tiếng là bậc anh hùng trượng nghĩa, chiếm được lòng thiên hạ và sự ủng hộ của cả võ lâm. Bỗng một ngày, Kiều Phong bị chỉ ra là người Khiết Đan khiến uy danh và địa vị mất sạch. Anh chịu sự xa lánh, bị các bang phái truy sát.

Trên hành trình làm rõ chân tướng thân thế và tìm kiếm kẻ thù, Kiều Phong cùng tỳ nữ của Mộ Dung Phục là A Châu (Trần Ngọc Kỳ) quen biết và nảy sinh tình cảm. Họ cùng nhau trải qua những trận chiến sinh tử ở Nhạn Môn Quan, Thiếu Lâm Tự hay Tụ Hiền Trang.

Sau khi trúng kế của Mã phu nhân Khang Mẫn và giết nhầm A Châu, Kiều Phong nhận ra mọi bi kịch nhắm đến anh là âm mưu của Mộ Dung Phục (Ngô Việt) nhằm khôi phục lại Yến quốc. Trong cơn phẫn uất, Kiều Phong quyết chiến với Mộ Dung Phục để trả thù.

Thiên long bát bộ: Kiều Phong truyện có tiết tấu nhanh, có sự cải biên về tính cách của nhiều nhân vật nhưng vẫn giữ được tinh thần của tiểu thuyết gốc, không có chi tiết "xào nấu" phản cảm.

Tình tiết thay đổi lớn nhất so với nguyên tác là xây dựng Mộ Dung Phục thành "trùm cuối", đứng sau mưu hại Kiều Phong. Sự đổi khác này nhằm mở ra nội dung hấp dẫn, biến cuộc đấu trí và đấu sức của Kiều Phong với kẻ ác trở nên cân sức hơn. Vì vậy, tình tiết Mộ Dung Phục biến thành nhân vật phản diện có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, kết phim không làm hài lòng khán giả. Trong trận đánh cuối cùng ở Tụ Hiền Trang, Kiều Phong bị Mộ Dung Phục dùng tuyệt kỹ Đấu Chuyển Tinh Di đánh bại. Trong thời khắc sắp chết, anh nhớ lại lời sư phụ dạy và đột nhiên khôi phục sức mạnh, dùng Hàng Long Thập Bát Chưởng đả bại Mộ Dung Phục.

Kết phim, Kiều Phong ra biên ải làm người chăn gia súc. Mộ Dung Phục sau khi được cứu khỏi trận chiến chạy sang Đại Liêu lánh nạn. Trên đường đi, Mộ Dung Phục chạm mặt A Tử và Tiêu Viễn Sơn. Tác phẩm dừng lại dang dở ở chi tiết này khiến khán giả hụt hẫng.

Truyền thông Trung Quốc cho rằng ê-kíp Thiên long bát bộ mở đường lui cho Mộ Dung Phục, bỏ ngỏ tình hình của Kiều Phong để làm phần 2. Song điều này lại khiến đoạn kết chưa hợp lý, có nhiều điểm ngây ngô. Điển hình là Kiều Phong sống dậy sau khi ói máu chỉ nhờ việc hồi tưởng đến lời dặn dò của sư phụ.

Ngoài ra, tác phẩm còn bị đánh giá xây dựng cho có nhiều tuyến nhân vật. Đoàn Dự, Hư Trúc chỉ xuất hiện thoáng qua, thậm chí cả mặt cũng không được quay đến. Vì vậy, tình huynh đệ giữa Kiều Phong, Đoàn Dự và Hư Trúc bị giản lược hoàn toàn trong tác phẩm.

Theo 163, dưới sự chỉ đạo của Chân Tử Đan, Kenji Tanigaki và Nghiêm Hoa, cảnh hành động - võ thuật trong Thiên long bát bộ: Kiều Phong truyện đều dữ dội, mãn nhãn. Tác phẩm mang đến nhiều trận đấu kéo dài và kịch tính.

Phim không lạm dụng kỹ thuật cắt, ghép cảnh, mà thể hiện rõ những đòn thế của nhân vật. Phần âm thanh cũng được chăm chút, đủ để tăng cảm xúc của người xem trong mỗi trận đánh. Theo QQ, yếu tố hành động có thể nói điểm nổi bật nhất trong bản phim chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung.

Diễn xuất vượt trội của các diễn viên phụ

Theo Sina, diễn xuất của Chân Tử Đan trong Thiên long bát bộ: Kiều Phong truyện ở mức trung bình. Anh chỉ làm tốt nhiệm vụ phô trương sức mạnh cơ bắp qua cảnh hành động - võ thuật. Điểm yếu của Chân Tử Đan là diễn cảnh tình cảm gượng gạo, không thể hiện được chiều sâu tâm lý phức tạp của Kiều Phong.

Nữ chính A Châu do Trần Ngọc Kỳ thủ diễn gây thất vọng lớn. Tạo hình của cô bị nhận xét quá già dặn và luộm thuộm so với độ tuổi 16 của nhân vật. Trên màn ảnh, khán giả chỉ nhìn thấy A Châu yếu đuối, lúc nào cũng buồn man mác và thiếu sức sống. 163 nhận xét thẳng thắn Trần Ngọc Kỳ như "bình hoa", cái bóng vật vờ trong phim.

Vì nam - nữ chính có màn thể hiện không ấn tượng, trọng trách gánh phim thuộc về dàn diễn viên phụ. Ngô Việt có nhiều đất diễn nhất trong tác phẩm với vai Mộ Dung Phục. Anh được nhận xét có vai phản diện khá tốt. Tuy nhiên, trong vài khoảnh khắc, việc trừng mắt, nghiến răng của Ngô Việt để biểu hiện cái ác bị chê khoa trương.

Hai nữ diễn viên được Chân Tử Đan lựa chọn, trao lòng tin cho vai A Tử là Lưu Nhã Sắt và Khang Mẫn là Vương Quân Hinh có màn thể hiện tốt ngoài mong đợi. Trong đó, Vương Quân Hinh là người có diễn xuất nổi bật nhất, theo QQ. Tuy nhiên, vấn đề tạo hình khiến họ không linh hoạt, khô khốc như bị thiếu nước.

QQ nhận định Vương Quân Hinh thể hiện tương đối thành công một Khang Mẫn xinh đẹp, quyến rũ nhưng cũng rất độc ác và xảo quyệt. Còn Sohu lại cho rằng người đẹp Hong Kong cần táo bạo hơn trong cảnh tình cảm ngoài luồng để thể rõ ràng nét lẳng lơ, mưu mô của nhân vật Khang Mẫn. Cảnh ân ái trên xe ngựa giữa Khang Mẫn và trưởng lão Cái bang Bạch Thế Kính của nữ diễn viên bị đánh giá "diễn còn hiền".

Theo nguyên tác, Khang Mẫn được xem là đệ nhất dâm phụ trong Thiên long bát bộ. Cô bị Mã Đại Nguyên - Phó bang chủ Cái Bang - cưỡng ép làm vợ. Sau đó, Khang Mẫn dùng thân thể để lần lượt dụ dỗ và mua chuộc Trưởng lão Cái bang Bạch Thế Kính, Toàn Quán Thanh, bày kế sát hại chồng chỉ vì ông không nghe lời. Người Khang Mẫn yêu nhất là Đoàn Chính Thuần và Kiều Phong.

Khi không chiếm được tình yêu của Kiều Phong, Khang Mẫn đem lòng thù hận, đổ oan khiến chàng mất đi danh tiếng. Trong Thiên long bát bộ: Kiều Phong truyện, Khang Mẫn lừa Kiều Phong để anh tự tay giết chết người tình A Châu.

Sách hay về sao Hong Kong:

Cuốn sách Châu Nhuận Phát - Đại hiệp Hong Kong không chỉ là bức tranh đa sắc về văn hóa, xã hội, điện ảnh Hong Kong từ những năm 1950 cho đến nay mà còn là những lát cắt về cuộc đời của người nghệ sĩ được người dân trìu mến gọi là "Đại hiệp".

Trong khi đó, cuốn Điện ảnh của Vương Gia Vệ kể về toàn bộ công việc của nhà làm phim người Hong Kong, đưa chúng ta vào một cuộc dạo qua từng phim trong các tác phẩm của Vương Gia Vệ, với minh họa là hơn 250 bức ảnh độc quyền và những hình ảnh trong phim.

Sự cố hy hữu trên sóng trực tiếp chào năm mới ở Trung Quốc

Mã Lệ có một phen hết hồn vì bị rơi đế giày khi đang trình diễn. Đây là sự cố sân khấu hiếm hoi trong lịch sử Gala mừng Tết Nguyên đán do đài CCTV tổ chức.

Dàn nữ sinh Gen Z trong siêu phẩm Tết của Trương Nghệ Mưu

Vương Giai Di, Tưởng Bằng Vũ, Hứa Tĩnh Nhã... là các diễn viên trẻ được Trương Nghệ Mưu nâng đỡ. Họ được đạo diễn trao cơ hội diễn xuất trong dự án lớn để tích lũy kinh nghiệm.

Truyền thông tiết lộ về hành xử của Địch Lệ Nhiệt Ba, Triệu Lệ Dĩnh

Cánh truyền thông xứ tỷ dân đều có những trải nghiệm hài lòng khi làm việc với Địch Lệ Nhiệt Ba, Triệu Lệ Dĩnh hay Vương Hạc Đệ.

Di Hy

Bạn có thể quan tâm