Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chàng nghĩ gì trước khi cưới?

Duy trì việc trao đổi cùng nhau những vấn đề cần giải quyết là cách tốt nhất để hai bạn không “hục hặc” từ khi chưa về ở chung nhà.

Chàng nghĩ gì trước khi cưới?

(Zing) - Duy trì việc trao đổi cùng nhau những vấn đề cần giải quyết là cách tốt nhất để hai bạn không “hục hặc” từ khi chưa về ở chung nhà.

>> Quà cưới dễ thương

Chàng nghĩ gì trước khi cưới?

Việc chuẩn bị cho ngày trọng đại có thể khiến chàng rối tung lên. Từ nếp ăn ở khác nhau giữa hai nhà, tới nhận mặt bà con họ hàng hay vấn đề tiền bạc…, tất cả đều là nguy cơ khiến đám cưới của bạn không được như ý. Làm thế nào biết chàng đang băn khoăn việc gì, để bạn giúp đỡ kịp thời?

"Em cần nói rõ em muốn anh làm gì"

Bạn có thể mong chàng lên kế hoạch đi tuần trăng mật, hay chờ đợi một món quà vào buổi sáng đầu tiên của ngày hai người là vợ chồng, nhưng rút cục thì bạn chờ mỏi cổ sang tận… năm sau vẫn không thấy quà đâu.

Sự thật là: làm sao mà chàng đọc được ý nghĩ của bạn? Trừ khi có năng lực ngoại cảm, còn chàng sẽ chẳng bao giờ nảy ra được những điều lãng mạn như vậy đâu. Nhất là nếu trong đám bạn bè, chàng là kẻ “vào rọ” đầu tiên. Vì thế, bạn có thể gợi ý cho chàng một vài ý tưởng, và khi cả hai cùng thống nhất rằng sẽ tặng quà nhau vào đám cưới thì bạn càng vui hơn.

"Anh không biết khăn trải bàn nào hợp với nhà mình, nhưng như thế không phải là anh không quan tâm”

Bạn luôn cầu kỳ về việc chọn màu hoa cưới cho hợp với áo chàng, hay chàng đeo kính thế nào cho khỏi lóa khi chụp ảnh… Và khi bạn mê mải “thuyết trình” về những điều đó thì chàng chỉ hờ hững nhún vai “Tùy em”. Thế là một cuộc “khẩu chiến” bùng ra vì chàng không thèm để tâm tới ngày trọng đại.

Sự thật là: Cho dù thẩm mỹ chàng có tuyệt vời cách mấy, thì chàng cũng không thể tỉ mẩn như bạn được. Chàng cũng muốn có đám cưới hoàn hảo chả kém gì bạn đâu. Chỉ vì chàng sợ sẽ làm bạn phật lòng khi có ý tưởng trái ngược lại với bạn thôi. Thế nên thay vì bắt chàng nghĩ toàn bộ kế hoạch, hay phải ngồi nghe cả một “dự án” của bạn, hãy chỉ đơn giản hỏi xem chàng thích loại hoa nào hơn. Chắc chắn câu trả lời của chàng không làm bạn phật lòng đâu.

"Anh mong em là chính mình"

Cô dâu nào cũng muốn mình thật xinh tươi trong ngày cưới, và thế là phó mặc khuôn mặt mình cho thợ trang điểm thỏa sức “tô vẽ”. Có nàng còn đội tóc giả, rồi đeo lỉnh kỉnh không biết bao nhiêu phụ kiện trên người.

Sự thật là: Mong ước xuất hiện rạng rỡ trong ngày cưới là chính đáng, nhưng không chú rể nào muốn rơi vào cảnh nhìn mãi mới nhận ra cô nàng tô son trát phấn như hề kia là vợ mình. Chàng yêu bạn từ dáng vẻ thường ngày, vì thế bạn đừng lạm dụng việc trang điểm.

"Bạn bè anh cũng quan trọng lắm"

Có thể bạn không thích một (hay một số) người bạn của chàng, nhưng như thế không có nghĩa bạn được quyền lờ người ta, không mời họ đi đám cưới, hay xếp họ ngồi vào bàn tận trong góc phòng. Họ sẽ sớm nhận thấy mình bị coi thường, khi mình phải ngồi ở “vùng sâu vùng xa”, trong khi bạn bè của bạn lại ngồi ngay trung tâm phòng cưới.

Cách xử lý: Thống nhất cùng chàng là sắp xếp bàn tiệc theo logic hơn là ý thích bản thân. Để người nhà và bạn bè thật thân ngồi trung tâm, hoặc nơi có vị trí đẹp nhất, rồi từ đó xếp dần ra xung quanh. Nếu bắt buộc phải để bạn bè chàng ngồi phía cuối cùng, thì cũng nên bố trí bàn cho bạn của bạn quanh đó.

"Đừng hỏi ý anh nếu em không muốn nghe"

Chàng nghĩ gì trước khi cưới?
Hãy để chàng thoải mái cho ngày vui

Cưới xin đi kèm bao rắc rối, và có những chuyện bạn không thể tự quyết mà phải hỏi ý chàng. Điều đó sẽ khiến chàng rất vui. Nhưng nếu bạn nhờ chàng đề xuất phương án, rồi sau đó hững hờ nghe, hoặc hỏi lại rằng “Anh nói thật à?”, thì chắc chắn sẽ không có lần thứ hai chàng bỏ công nghĩ cùng bạn đâu.

Sự thật là: Nếu bạn chỉ hỏi lấy lệ, vì sợ chàng nghĩ mình bị gạt ra ngoài thì không nên. Điều đó sẽ động đến tự ái của chàng, bởi bắt chàng lựa chọn khi chỉ có duy nhất một đáp án thôi. Hãy chỉ hỏi khi bạn thực sự cần được giúp đỡ. Còn nếu bạn đã quyết thì hãy cho chàng hay bạn hào hứng với ý tưởng của mình ra sao, chàng sẽ không quá gia trưởng mà gạt đi đâu. 

"Để anh quyết những việc mình muốn thì anh sẽ làm nhiều hơn”

Chàng sẵn sàng chở bạn đi đặt tiệc, hay cùng chọn nhạc cho đám cưới. Nhưng khi bạn giơ một danh sách khách mời dài dằng dặc của cả nhà bạn thì chàng sẽ “chạy làng” sớm, bỏ mặc bạn tự lo.

Sự thật là: Ai cũng có mặt mạnh hoặc yếu, hơn nữa chuẩn bị cưới xin có cả một núi công việc, nếu bạn không phân rõ ràng hay lôi kéo chàng vào những việc sở trường thì có lẽ sẽ không bao giờ xong được. Nếu bạn sợ chàng chỉ giúp bạn được vài việc nhỏ, thì cách tốt nhất cho bạn là hỏi xem chàng ghét làm gì, và nhờ chàng những thứ còn lại.

"Anh sẽ không thắt nơ con bướm đâu"

Bạn mơ đến một đám cưới hoàn hảo, mà chàng xuất hiện lung linh như hoàng tử bạch mã trong phim? Và thế là bạn tự ý khoác lên người chàng bộ cánh trắng muốt với đuôi tôm, rồi tấm tắc đứng khen trong khi mặt chàng cứ như bánh đa thiu.

Sự thật là: Nếu bạn không muốn 5 năm nữa, giở quyển ảnh cưới ra và trông chàng như thằng nhà quê, thì hãy để chàng tự quyết trang phục. Có thể bắt chàng mặc đồ nghiêm chỉnh như vest, nhưng không nên quá bắt ép chàng. Thử nghĩ bạn bị bố mẹ bắt mặc… áo bà ba trong đám cưới thì sẽ biết chàng khó chịu thế nào. Điều quan trọng là chàng thấy thoải mái trong bộ đồ đó, chứ không phải bị biến thành cái mắc áo.

"Đừng quá nghiêm khắc trước đêm tân hôn"

Chỉ còn vài ngày là hai bạn về ở chung. Việc bạn bè gán ghép, hoặc bắt bạn tập gọi vợ chồng có thể khiến chàng háo hức với việc “gần” bạn hơn. Nhưng mới chỉ hơi ôm lâu hơn thường lệ là bạn đã gạt phắt chàng ra, kèm thêm bài giáo huấn về việc giữ gìn trước khi cưới.

Sự thật là: Những cuộc ăn uống có chút hơi men, cộng với việc lâng lâng sắp có bạn trong đời, khiến chàng hưng phấn hơn. Dĩ nhiên bạn không ủng hộ việc “ăn cơm trước kẻng” là đúng, thế nhưng đừng quá khắt khe hay cho rằng chàng đề cao “chuyện ấy”. Nên nhẹ nhàng giải thích cho chàng rằng bạn mong chàng tôn trọng bạn, chờ thêm mấy ngày nữa thôi.

Thanh Nguyễn

Theo MSN

Theo MSN

Bạn có thể quan tâm