BSCKII Ngô Trọng Trung, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, người trực tiếp siêu âm cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC. |
Bác sĩ chuyên khoa I Trần Khánh Hoàng, Phó khoa Ngoại, cho biết bệnh nhân nhập viện do xuất hiện sưng, đau tinh hoàn bên trái vào 9h. Chàng trai này tới bệnh viện đăng ký khám vào sáng cùng ngày, được bác sĩ chỉ định siêu âm tinh hoàn hai bên.
Ngay sau đó, bệnh nhân được can thiệp tháo xoắn kịp thời. Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định và được ra viện.
"May mắn, bệnh nhân đến viện sớm và được can thiệp kịp thời. Nếu đến muộn, tinh hoàn đã tím đen, hoại tử, không có khả năng bảo tồn. Bệnh nhân sẽ phải cắt tinh hoàn và cố định tinh hoàn bên đối diện tránh xoắn", bác sĩ Hoàng cho hay.
BSCKII Ngô Trọng Trung, Phó giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, người trực tiếp siêu âm cho bệnh nhân, cho biết bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn thường có các triệu chứng như cơn đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn, kéo dài dưới 6 giờ; bìu sưng to; buồn nôn và nôn; đau bụng; một tinh hoàn có thể ở vị trí cao hơn bình thường.
Để phòng ngừa xoắn tinh hoàn, nam giới cần lưu ý một số yếu tố nguy cơ sau:
- Nam giới trong độ tuổi 10-25 cần khám ngay khi có hội chứng bìu cấp.
- Nam giới từng gặp tình trạng xoắn tinh hoàn hoặc đau bìu đột ngột rồi hết đau mà chưa khám và điều trị cần chú ý khả năng xoắn tái diễn.
- Xoắn tinh hoàn đôi khi được gọi là “hội chứng mùa đông” vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm cơ bìu co lại nhanh chóng. Chúng dẫn đến xoắn tinh hoàn, nhất là khi có sẵn bất thường của thừng tinh.
“Thế nào là chế độ ăn kiêng tốt nhất?”, “Làm thế nào để tôi ngừng lo lắng về cân nặng và tập trung vào việc sống lành mạnh?”, “Làm thế nào để tôi vẫn giữ được minh mẫn khi già đi?”… Đó là mối quan tâm của nhiều người trong quá trình tìm phương thức để duy trì sức khỏe tốt nhất có thể.
Cuốn sách Ăn lành, tập đủ, nghĩ thông minh có thể giúp người đọc tập trung việc ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất, giữ tinh thần minh mẫn trong thời buổi bận rộn.