Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chàng trai không bằng đại học làm ông chủ ở tuổi 20

Từ chàng trai quen được gia đình chiều chuộng, không bằng đại học, số vốn khởi nghiệp ít ỏi, Lê Việt Thành dần làm quen với muôn vàn khó khăn trước khi trở thành ông chủ.

Nhà Hà Nội, công việc kinh doanh ổn định với mức thu nhập khá… - nhìn vào những điều kiện của Thành Neo (Lê Việt Thành) hiện nay, ít ai biết rằng chàng trai sinh năm 1987 này từng có khoảng thời gian dài chật vật phấn đấu, khi trong tay chưa từng có một tấm bằng đại học.

Thành Neo từng có thời gian dài khó khăn trước khi thành công. Ảnh: Việt Thành.

Chàng thợ cắt tóc cá tính đi lên từ hai bàn tay trắng

Ít ai biết rằng, để trở thành tay kéo "quen mặt" với các hot teen đình đám ở Hà thành, Cali Phạm cũng từng có thời gian loay hoay tìm nghề, vay tiền để mở cửa hàng...

Hành trình khởi nghiệp gian nan của chàng “công tử bột”

Như nhiều bạn trẻ khác, tốt nghiệp THPT, Thành từng phải đối diện với cảm giác “không biết mình phải làm gì?”, bởi chưa định hướng được con đường tương lai. Thậm chí, vì mải chơi nên chàng trai còn mông lung với chính ước mơ làm chủ cuộc đời mình.

Thành kể, ngày đó do gia đình cũng có điều kiện, lại quen được mọi người chiều chuộng nên anh chưa từng lao động vất vả kiếm tiền. Yêu thích nghề tóc, cậu đăng ký học, song không hề nghĩ đây sẽ là công việc mình theo đuổi lâu dài.

Thời gian học nghề cũng là khi anh chàng “công tử bột” phải làm quen với đủ mọi vất vả mà hơn 20 năm qua bản thân chưa từng nếm trải.

“Khi các bạn học đại học, đi chơi, mình phải làm việc. Ban đầu, mình đứng phụ và dọn dẹp, làm chân sai vặt là chủ yếu. Bình thường ở nhà mình không phải làm gì, nhưng giờ, thứ gì cũng phải tự làm hết. Ngày đó, không được thầy chỉ dạy cẩn thận, mình chỉ đứng nhìn, học được gì thì học, vì vậy nên rất dễ nản” - Thành tâm sự về quãng thời gian chập chững vào nghề.

Chàng "công tử" Hà thành phải tự mình học mọi thứ khi bước ra đời. Ảnh: Việt Thành.

 

Trong một năm rưỡi học nghề và 6 tháng đi làm thuê, Thành cặm cụi học hỏi, đổi tới 3 salon tóc với nhiều người thầy khác nhau để trải nghiệm thêm những kỹ thuật và phong cách mới. Chính trong khoảng thời gian này, Thành tự đúc rút được kinh nghiệm quản lý, vận hành một cửa hàng chuyên nghiệp để làm “vốn riêng” cho mình.

Đặc biệt, chàng trai chưa từng bị gánh nặng “cơm áo gạo tiền” cũng dần ý thức được trách nhiệm của một người đàn ông trưởng thành. Anh quyết định sẽ coi nghề tóc là bàn đạp giúp mình tiến xa hơn.

20 tuổi, Thành quyết định ra riêng với số vốn 100 triệu đồng, gồm tiền tiết kiệm và một phần gia đình hỗ trợ. Đây cũng là lúc chàng trai này thực sự nếm trải những “trái đắng” đầu tiên trong việc kinh doanh.

“Khi ấy, mình còn quá trẻ và non tay nghề nên khách hàng chưa nhiều, tiền kiếm được có những chỉ đủ trả tiền thuê nhà và điện nước, không đủ để thuê thêm nhân viên. Vậy nên, mình phải tự làm hết mọi việc trong cửa hàng, từ dọn dẹp, gội đầu, sấy tóc… Cũng may nhờ có bạn bè sát cánh, mình có thể vượt qua thời gian khó khăn đó. Đến giờ, có cho quay trở lại ngày đó, đến mình cũng không biết bản thân có thể vượt qua không nữa” - Thành Neo bật cười khi nhớ lại kỷ niệm cũ.

Kiên trì với nghề, nắm bắt được tâm lý khách hàng và không ngừng thử nghiệm phong cách mới, lượng khách đến với Thành Neo dần ổn định, số lượng nhân viên lên tới 10 người với tay nghề khá và giúp mang lại thu nhập cho ông chủ trẻ tuổi. Trong khi nhiều bạn bè cùng trang lứa còn đang lăn lộn tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học, Thành đã có thể tự hào với số doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ salon tóc.

Một năm sau ngày mất, Toàn Shinoda nhận nút mạ bạc YouTube

Giải thưởng ý nghĩa này như sự ghi nhận của YouTube dành cho những cống hiến tích cực của nam vlogger xấu số.

Ông bố đơn thân ham làm giàu

Ngoài công việc bận rộn, Thành Neo còn là ông bố đơn thân của cậu con trai 4 tuổi - Lê Thiện Nguyên. Kết hôn từ năm 21 tuổi, chia tay ở tuổi 25, quãng thời gian hôn nhân quá ngắn ngủi khiến ông bố trẻ thực sự rơi vào cú sốc tinh thần lớn. “Đó là quãng thời gian tồi tệ và kinh khủng nhất của cuộc đời mình. Mình từng chán nản, chỉ muốn buông xuôi hết mọi thứ” - Thành tâm sự.

Không còn bàn tay phụ nữ chăm lo cho tổ ấm nhỏ, Thành Neo mất tới 2 năm mới có thể vượt qua nỗi buồn để hòa nhập trở lại cuộc sống. Cho tới bây giờ, sau mỗi ngày làm việc mệt nhọc, Thành luôn cố gắng dành một giờ đồng hồ để chơi cùng con hay tận dụng những ngày nghỉ ít ỏi để hai bố con có thể cùng nhau đi đến những địa điểm giải trí, tập gym, nấu ăn, làm bánh…

Vượt qua nỗi đau sau chia tay, Thành Neo cố gắng làm giàu và chăm sóc con trai thật tốt. Ảnh: Việt Thành.

Không dừng lại ở thành công mình đạt được với nghề tóc, Thành Neo còn mạnh dạn thử sức với lĩnh vực kinh doanh đồ uống, với mong ước sẽ có thêm môi trường để trải nghiệm. Ban đầu, Thành tự mò mẫm từng bước để học hỏi từ những người đi trước. Sau đó, được quân sư từ các “mạnh thường quân” có tiếng trong ngành pha chế, ông bố trẻ có thêm động lực mở rộng việc kinh doanh.

Trong khi thị trường kinh doanh đồ uống tại Hà Nội đang có xu hướng bão hòa với đủ các “chiêu trò” thu hút khách hàng, chàng trai sinh năm 1987 vẫn tin tưởng với hướng đi mình lựa chọn. Đó là xây dựng chuỗi cửa hàng có bầu không khí gần gũi, sôi động, thân thiện với các bạn trẻ. Trong đó, mỗi nhân viên phục vụ hay ban nhạc của quán luôn sẵn sàng phục vụ hay hát giao lưu với khách hàng giống như những người bạn thân.

Mạnh dạn đầu tư địa điểm là các vị trí thuộc trung tâm khu phố cổ Hà Nội với phong cách trang trí bắt mắt, có gu riêng, chuỗi cửa hàng đồ uống của Thành Neo dần trở thành địa điểm giải trí thân thiết của nhiều bạn trẻ. Mới bắt đầu hoạt động nhưng nhờ kinh doanh tốt, chuỗi cửa hàng của ông chủ 28 tuổi này vẫn đều đặn mang lại số lãi lên tới 8 con số không mỗi tháng.

Với những thành công đạt được, cùng những kinh nghiệm quý báu tích lũy suốt 9 năm qua, Thành Neo cho biết, anh tự tin với sự lựa chọn của mình, khi quyết định khởi nghiệp mà không cần tấm bằng đại học.

Chàng trai Bạc Liêu trở thành giám đốc từ 2 bàn tay trắng

Liều lĩnh với quyết định mở công ty riêng ngay khi ra trường, Trần Minh Dũng quyết tâm biến những điều không thể thành có thể.

Vũ Anh

Bạn có thể quan tâm