Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), chỉ hơn 100 năm sau khi anh em nhà Wright chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên, mỗi năm, thế giới có hơn 4,1 tỷ người chọn phi cơ làm phương tiện di chuyển. Cùng với sự phát triển của máy bay, các sân bay cũng ra đời.
Mới đây, Skytrax, doanh nghiệp sở hữu những tạp chí cùng bảng xếp hạng các hãng hàng không và sân bay lớn nhất thế giới, thông báo sân bay Changi của Singapore tiếp tục là sân bay tốt nhất thế giới trong năm 2019.
1. Sân bay quốc tế Changi, SingaporeBắt đầu hoạt động vào tháng 12/1981, sân bay Changi là trung tâm vận chuyển hàng không quốc tế lớn và là cửa ngõ quan trọng nhất của châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Cùng với Sân bay Hong Kong (Trung Quốc) và sân bay Incheon (Hàn Quốc), sân bay Changi là một trong 3 sân bay 5 sao trên thế giới theo nghiên cứu và đánh giá của Skytrax. Theo CNN, Skytrax công bố sân bay này là sân bay tốt nhất thế giới năm 2019. Đây là năm thứ 7 liên tiếp Changi giữ danh hiệu này từ sau khi soán ngôi của sân bay Hong Kong. Ảnh: CNN. |
2. Sân bay quốc tế Tokyo (Haneda), Nhật BảnSân bay Quốc tế Tokyo tọa lạc tại khu Ota, Tokyo, Nhật Bản. Đây là một trong những sân bay lớn và nhộn nhịp nhất thế giới. Năm 2010, nơi đây phục vụ hơn 64,2 triệu lượt khách. Ngoài tên gọi thông thường, người ta còn gọi đây là sân bay Haneda để phân biệt với sân bay Narita ở tỉnh Chiba, Nhật Bản. Ảnh: Shutterstock. |
3. Sân bay quốc tế Incheon, Hàn QuốcCách Seoul khoảng 70 km về phía tây, sân bay Incheon là sân bay lớn nhất Hàn Quốc, cửa ngõ quan trọng vào Đông Á và cả châu Á. Hiện tại, ngoài phục vụ vận chuyển hàng không, công trình này còn có một sân golf, dịch vụ spa, phòng nghỉ cá nhân, khách sạn, sòng bạc, khu mua sắm và giải trí, khu ăn uống và bảo tàng văn hóa Hàn Quốc cũng như các khu vườn trong nhà ga. Ảnh: Shutterstock. |
4. Sân bay quốc tế Hamad, QatarKhi quyết định xây dựng sân bay Hamad, chính phủ Qatar hy vọng công trình này có thể thay thế sân bay quốc tế Doha. Kiến trúc sân bay dựa theo mô hình ốc đảo sa mạc với mái gợn sóng. Bên trong, người ta thiết kế dựa trên các chủ đề liên quan đến nước và sa mạc. Khi hoàn thành, sân bay sẽ có công suất 50 triệu hành khách/năm và 2 triệu tấn hàng/năm. Ban đầu, người ta dự kiến đưa sân bay đi vào hoạt động vào năm 2009. Tuy nhiên, vì một số lý do, mãi đến năm 2014, công trình này mới mở cửa. Ảnh: Getty. |
5. Sân bay quốc tế Hong Kong, Trung QuốcTọa lạc trên đảo Xích Lạp Giác, sân bay quốc tế Hong Kong, hay còn gọi là sân bay Chek Lap Kok, được xây dựng bằng cách san bằng một quả núi rồi dùng phần đất đá đó đắp thêm, lấn ra biển để mở rộng diện tích. Với chi phí xây dựng là 20 tỷ USD, khi vừa hoàn thành, sân bay Hong Kong là ga hành khách lớn nhất thế giới. Trong bảng xếp hạng của Skytrax, sân bay Hong Kong là sân bay tốt nhất thế giới trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, năm 2006, vị trí số một của công trình này rơi vào tay sân bay Changi của Singapore. Ảnh: Eddie Yip. |
6. Sân bay quốc tế Chubu, Nhật BảnTọa lạc trên vịnh Ise, sân bay Chubu, hay còn gọi là sân bay quốc tế miền Trung Nhật Bản, là một trong 5 sân bay nằm ngoài biển của xứ sở hoa anh đào. Được xây dựng vào tháng 8/2000 với ngân sách 7,3 tỷ USD song khi hoàn thành, số tiền thực tế phải chi thấp hơn khoảng 900 triệu USD nhờ quản lý hiệu quả. Ngoài giảm chi phí, chủ đầu tư còn tiến hành một loạt biện pháp để bảo vệ môi trường xung quanh như để dòng biển có thể tự do chảy vào vịnh hoặc làm nơi trú ngụ cho các loài sinh vật. Ảnh: The Japan Times. |
7. Sân bay quốc tế Munich, ĐứcCách thành phố Munich 28 km về phía đông bắc, sân bay quốc tế Munich được xây dựng để tưởng nhớ nhà chính trị Franz Jossef Strass. Năm 2012, công trình này phục vụ hơn 38 triệu khách, xếp thứ 2 ở Đức về lượng khách thông quan, xếp thứ 6 tại châu Âu và thứ 26 thế giới về chỉ tiêu này. Ảnh: Shutterstock. |
8. Sân bay London Heathrow, AnhCách trung tâm London 24 km về phía tây, Heathrow là sân bay bận rộn nhất nước anh và lớn nhất châu Âu. Nơi đây có 2 đường băng chính, song song chạy theo hướng từ đông sang tây và 5 nhà ga hành khách. Ban quản lý sân bay đang có kế hoạch phát triển thêm các ga khác. Ảnh: Time Magazine. |
9. Sân bay quốc tế Narita, Nhật BảnLần đầu xuất hiện trong bảng xếp hạng của Skytrax, sân bay Narita, hay còn gọi là sân bay quốc tế Tokyo mới, giữ vị trí thứ 9. Được xây dựng nhằm giảm tải cho sân bay Haneda, sân bay Narita phục vụ phần lớn các chuyến bay vận chuyển hành khách đến và rời khỏi Nhật Bản. Ngoài ra, đây cũng là điểm kết nối hàng không giữa châu Á và châu Mỹ. Ảnh: iFlyA380. |
10. Sân bay quốc tế Zurich, Thụy SĩSây bay Zurich, hay còn gọi là sân bay Kloten, là cửa ngõ quốc tế lớn nhất Thụy Sĩ. Năm 2003, nơi đây hoàn tất dự án mở rộng sân bay, xây gara đậu xe mới, nhà ga hàng không giữa sân cũng như đường tàu điện ngầm vận chuyển hành khách giữa tổ hợp nhà ga hiện hữu và nhà ga mới. Ảnh: 123 RF. |