Theo các chuyên gia, chất nôn của loài sinh vật biển có vú này chứa ambergris, một chất có kết cấu như sáp, dễ cháy và bốc mùi hôi hám. Trong một nghiên cứu tiến hành cách đây nhiều năm, các nhà khoa học đã phát hiện một thành phần hóa học của ambergris khiến chuột đực thèm khát tình dục nhiều hơn.
Trang iO9 dẫn lời chuyên gia Esther Inglis-Arkell cho biết, con người từng thường xuyên trích lấy ambergris từ dạ dày của cá nhà táng - một loài sinh vật thuộc bộ cá voi. Cá nhà táng cũng có thể nôn ọe ra thứ chất nhầy sẫn màu này vào đại dương, nơi nó sẽ đóng cứng lại.
Ambergris đặc biệt có giá trị trong ngành công nghiệp sản xuất nước hoa. Trong các sản phẩm này, ambergris đóng vai trò như chất hãm, ngăn cản các phân tử mùi thơm trôi nổi ra xa quá nhanh.
Khi còn tươi mới, ambergris bốc mùi giống như phân, nhưng khi cũ đi, nó bắt đầu có mùi ngọt ngào và thơm như xạ hương. Các nhà khoa học khám phá ra thành phần chính của chất nôn cá voi là ambrein, một chất cồn hiện là nền tảng của nhiều loại mùi hương khác nhau.
Con người từng thường xuyên trích lấy ambergis trong dạ dày cá nhà táng để phục vụ việc sản xuất nước hoa. Ảnh: Daily Mail. |
Các nhà nghiên cứu đến từ ĐH Kind Saud (Arập Xêút) đã cho chuột đực dùng thử nghiệm ambrein, rồi quan sát các hành vi của chúng. Báo cáo nghiên cứu ghi nhận: "Các hoạt động tình dục của chuột đực được đánh giá thông qua kết quả phản ứng cương dương và số lần quan hệ đồng tính khi thiếu vắng cá thể cái. Ambrein đã tạo ra các giai đoạn cương dương tái lặp đều đặn và sự gia tăng hoạt động tình dục một cách mãnh liệt, lặp đi lặp lại và phụ thuộc vào liều lượng chất kích dục".
Các nhà nghiên cứu kết luận, việc sử dụng hóa chất trong chất nôn của cá voi do đó có thể đóng vai trò như một loại thuốc kích dục đối với con người.