- Được biết hiện em đang là du học sinh ở Mỹ. Tại sao em lại chọn con đường du học từ những năm học phổ thông chứ không cần chờ đến khi học đại học như các bạn khác?
- Ước mơ của em là được học tập và nghiên cứu về khoa học. Và Mỹ là một đất nước có nhiều tiềm năng về cơ sở vật chất cũng như môi trường để em phát triển bản thân. Đi du học từ sớm cho em sự chuẩn bị kĩ càng hơn. Em học tại trường tư thục nội trú, một mô hình rất giống đại học Mỹ.
Chưa kể về việc em có thể đăng ký học những môn học có trình độ tương đương với đại học và nhận được tín chỉ (AP Credit), em có thể vượt qua từ sớm những bỡ ngỡ về nền văn hóa và ngôn ngữ để thích nghi tốt hơn trong tương lai. Trải nghiệm của em giúp em tự tin hơn để bước vào cánh cửa đại học.
Ngọc Minh (giữa) luôn cởi mở với bạn bè trong trường học. |
- Bí quyết học tập và rèn luyện của em là học những gì mình thích, và thích những gì mình học. Em không phải là người dành 5-7 tiếng một ngày ở bàn học, nhưng em cố gắng học tập trung và có hiệu quả. Em nghĩ điều này rất quan trọng. Sự tự giác làm cho em đào sâu hơn vào một môn học, hơn là chỉ ngồi làm bài tập vì em phải làm nó.
Ở Việt Nam, phương pháp học của một số bạn khá thụ động, đó là đi học về làm bài, đi học thêm xong làm bài và ngày hôm sau lặp lại như vậy. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi vì sao mình đang học môn đó và môn học đó sẽ giúp ích gì?
Nền giáo dục Mỹ khuyến khích học sinh học những gì mình thích, và khám phá các môn học thú vị khác nhau để chọn cho mình lĩnh vực yêu thích. Trường cho học sinh tự chọn môn mình học và cho nhiều không gian mở để thoải mái diễn đạt bản thân. Theo em, để học tốt ở Việt Nam, các bạn cần siêng năng. Ở Mỹ sự thông minh sẽ làm bạn giỏi, còn nếu bạn vừa thông minh vừa siêng năng bạn sẽ trở nên xuất sắc.
Ngọc Minh miệt mài trong phòng thí nghiệm khi làm dự án nghiên cứu đầu tiên của mình. |
- Em bắt đầu có ý tưởng từ cuối năm lớp 11 khi em "thai nghén" một dự án nghiên cứu cho riêng mình. Tuy nhiên bắt đầu vào lớp 12, em nói chuyện với thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là tổ Khoa Học để xin phép cho em được "ngoại lệ" làm nghiên cứu trong trường.
Em đã được tổ Khoa học đồng ý và còn giới thiệu em đến tiến sĩ Kevin Goff từ Viện Hải dương học, Bang Virginia để làm người hướng dẫn trực tiếp. Trường cung cấp cho em thiết bị và địa điểm để em thực hiện dự án. Đến đầu tháng 11 dự án bắt đầu tiến hành, sau gần 2 tháng lên kế hoạch và chuẩn bị ý tưởng cũng như kiến thức.
- Nghiên cứu của em có nhiều khó khăn hơn là thuận lợi. Đầu tiên là việc thiếu kiến thức về sinh thái cũng tạo ra một khó khăn không nhỏ. Mình có thế mạnh khoa học phân tử hơn là sinh thái học hay môi trường học.
Điều này đòi hỏi mình phải dành nhiều thời gian tham khảo rất nhiều sách, đi đến tiệm cá nói chuyện với dân địa phương vì họ là người hiểu môi trường sống xung quanh hơn ai hết, đọc các thông tin liên quan đến sinh thái học, hải dương học trên mạng…
Sau đó là các công việc thể chất như xách nước từ sông lấy mẫu cá từ sáng sớm hoặc tối khuya dù mình không hề biết bơi. Mình phải ổn định nhiệt độ, độ pH, phải thay nước cho cá ăn. Khi cá chết mình phải trực tiếp thu cá, mổ cá, rồi soi mẫu da dưới kính hiển vi để tìm mẫu nấm. Đồng thời khoảng thời gian 4 tháng làm nghiên cứu cũng là lúc em ứng tuyển đại học Mỹ và thi học kỳ nên cực kì bận rộn. Tuy nhiên em nhận được rất nhiều sự quan tâm ủng hộ từ thầy cô giáo trong trường cũng như các bạn học sinh.
- Thầy cô luôn tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cô giáo dạy Sinh còn cho em nhiều thời gian rảnh, thoải mái ra vào phòng thí nghiệm cuối tuần hay cuối ngày. Có những lúc em ở phòng lab từ 7h đến 23h, cô giáo là người đã mua bữa trưa đến phòng lab cho em.
Ví dụ như tiến sĩ Goff, tuy không phải giáo viên trong trường nhưng ông luôn dành thời gian lái xe đến trường để gặp gỡ nói chuyện và chia sẻ với em, cùng em ra đầm lấy mẫu cá và mẫu cỏ, thỉnh thoảng giúp em xách nước rửa bể những công việc nhỏ nhặt như vậy…