Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Châu Á: 10 học sinh có 7 em dính bạo lực học đường

Đó là số liệu được tổ chức Phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan International và trung tâm Nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW) công bố.

Báo cáo Thúc đẩy bình đẳng và an toàn tại các trường học ngày 2/3 đã nghiên cứu trải nghiệm của học sinh đối với bạo lực. Trong đó bao gồm bạo lực giới ở trường học, trên đường đến trường/về nhà và tại gia đình ở 5 quốc gia Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan, Nepal từ 2013 đến 2014.

Kết quả cho thấy số học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất ở Indonesia (84%). Quốc gia có tỷ lệ học sinh bị bạo lực thấp nhất trong bảng xếp là Pakistan với 43% - mức cao nghiêm trọng.

Bạo lực học đường không còn là điều lạ.
Bạo lực học đường không còn lạ.

Tổng hợp của 5 quốc gia trên cho thấy, trung bình 10 học sinh có 7 em có liên quan bạo lực ở trường học. 43% em cho biết không làm gì khi chứng kiến hành vi này.

Đề xuất đuổi nhiều học sinh đánh nữ sinh lớp 7

Chiều 11/3, ông Đồng Văn Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, chủ trì buổi họp báo cáo vụ nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng khiến dư luận bức xúc.

Ông Mark Pierce, Giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Plan cho biết: “Trẻ em đều có quyền được hưởng một nền giáo dục có chất lượng, không bao gồm các hành vi và nguy cơ bạo lực. Plan International cam kết hợp tác với các cơ quan giáo dục, chính quyền, cha mẹ và học sinh để thực hiện các khuyến nghị được đưa trong báo cáo này. Chúng tôi bắt đầu thông điệp gửi đến mọi người. Đó là bạo lực không có chỗ ở trường học, gia đình hoặc bất kỳ một nơi nào trong cuộc sống của trẻ em”.

hững hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra từ những vụ bạn học đánh nhau.
Những hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra từ các bạn học đánh nhau.

Bà Nandita Bhatla, chuyên gia kỹ thuật cao cấp của Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ cho biết: “Báo cáo này quan trọng bởi nó ghi nhận mọi hình thức và phạm vi liên quan đến bạo lực mà trẻ em phải gánh chịu".

Nữ sinh lớp 7 bị dọa nếu khai ra sẽ đánh tiếp

Công an xác định nguyên nhân của vụ việc là P. không nghe lời lớp trưởng đi mua đồ nên em bị đánh.

Nghiên cứu chỉ ra rằng người thân thường không được trẻ chia sẻ về bạo lực; hoặc họ là chính là người gây ra sự việc. Điều này gây tác động lớn đến sức khỏe tinh thần của trẻ.

Nét đẹp của tuổi học trò và tình bạn là những giá trị tốt đẹp cần được gìn giữ.
Nét đẹp của tuổi học trò và tình bạn là những giá trị tốt đẹp cần được gìn giữ.

Báo cáo cũng trích dẫn nhiều hình thức bạo lực, bao gồm bạo lực thân thể và quấy rối và xâm hại tình dục, các nguy cơ bạo lực phổ biến ở các nước thực hiện khảo sát.

'Hiệu trưởng, giáo viên ở đâu khi con tôi bị đánh dã man'?

Ông Nguyễn Phước Thành – cha nữ sinh bị nhóm bạn đánh tàn bạo ở trường THCS Lý Tự Trọng, TP Trà Vinh đặt câu hỏi như vậy.

http://phapluattp.vn/giao-duc/chau-a-cu-10-hoc-sinh-thi-co-7-hoc-sinh-da-trai-nghiem-bao-luc-o-truong-hoc-536120.html

Theo Viết Thịnh/Báo Pháp Luật TP HCM

Bạn có thể quan tâm