Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cháu 'hồi sinh' bà đã mất nhờ AI gây bão mạng ở Trung Quốc

Nhiều người cho rằng Wu không nên dùng AI để trò chuyện với bà nội đã mất, thay vào đó chỉ nên giữ kỷ niệm đẹp về bà trong tim.

Đoạn video có âm thanh trò chuyện giữa người đàn ông họ Wu (24 tuổi) với phiên bản Ai của người bà đã mất lan truyền nhanh chóng trên các nền tảng mạng xã hội những ngày gần đây, SCMP đưa tin.

"Bà nội, năm nay, bố và cháu sẽ về quê ăn Tết với bà. Lần trước bố cháu gọi điện về, bà đã nói chuyện gì vậy?", Wu nói trong đoạn ghi âm.

"Bà bảo bố cháu không được uống rượu nữa. Phải tiết kiệm và không chơi bài bạc", bà nội, được tạo ra bằng AI, trả lời.

"Đúng rồi, bà phải dạy dỗ bố cháu. Bố hơn 50 tuổi rồi nhưng ngày nào cũng uống rượu. Bố còn chẳng có tiền tiết kiệm. Sắp Tết Nguyên đán rồi, bà đã mua sắm gì chưa?", người cháu nói tiếp.

"Bà đã mua hai chai dầu ăn. Dầu do mấy người nông dân ép. Dầu ăn thơm lắm, 75 tệ một chai", bà trả lời.

Trong video trò chuyện, người bà có nét mặt chăm chú như đang lắng nghe và miệng bà mấp máy mỗi khi có tiếng nói.

Wu cho biết anh có mối quan hệ rất thân thiết với bà, khi bà muốn nuôi nấng anh sau khi bố mẹ ly hôn. Bà anh qua đời vào tháng 1 năm nay vì nhiễm Covid-19, hưởng thọ 84 tuổi.

Khi bà bị ốm, Wu trở về quê hương ở miền nam Trung Quốc và làm việc với tư cách là một nhà thiết kế nghệ thuật thị giác. Anh ở bên giường bệnh của bà trong 15 ngày nhưng không bao giờ có cơ hội nói lời tạm biệt vì bà hôn mê cho đến khi qua đời.

cong nghe AI anh 1

Wu dùng hình ảnh và đoạn ghi âm hội thoại cũ để "hồi sinh" người bà đã mất.

Vật lộn để vượt qua nỗi đau mất đi người bà thân yêu, Wu nảy ra ý tưởng "hồi sinh" bà bằng công nghệ AI.

Anh đã sử dụng phần mềm và những bức ảnh cũ để tạo ra một ảnh động về bà. Sau đó, Wu huấn luyện AI bắt chước giọng nói của bà bằng cách sử dụng bản ghi âm các cuộc trò chuyện qua điện thoại trước đây của hai bà cháu.

Wu cũng dành thời gian nói chuyện với ChatGPT để tìm hiểu cách khiến AI cư xử giống bà của mình.

"Tôi đã chia sẻ nhiều chi tiết về cuộc đời của bà tôi với ChatGPT, hy vọng nó có thể hiểu hoàn cảnh gia đình và cách nói của bà để có thể giao tiếp với tôi bằng giọng điệu của bà tôi", Wu nói.

Hiện tại, người "bà" của anh chỉ có thể trò chuyện đơn giản. Khi Wu nói chuyện phức tạp, AI không thể hiểu.

Wu cho biết dự án "hồi sinh bà" của anh chỉ là để tự an ủi tâm lý. "Nhưng tôi cảm thấy vui hơn khi được nhìn bà và nói chuyện nhiều hơn".

Câu chuyện đã thu hút sự chú ý của hàng triệu người dùng mạng Trung Quốc, đồng thời tạo ra nhiều luồng ý kiến tranh cãi.

"Tôi đứng về phía cậu ấy. Nhưng tôi không dám chắc mình sẽ làm như thế, chuyện đó khiến tôi buồn", một người dùng bày tỏ.

Một người khác cho rằng: "Đó là cách để giải tỏa nỗi buồn. Những gì cậu ấy làm rất có ý nghĩa. Rốt cuộc bầu bạn với Ai cũng là một hình thức đồng hành mà".

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng chúng ta nên đối diện với thực tế, với chuyện sinh ly tử biệt. "Đó không phải người bà thật sự. Tôi cho rằng cậu ấy nên để bà yên nghỉ và lưu giữ những ký ức đẹp trong tim".

Nhân viên Google tiếp tục mất đặc quyền

Việc đóng cửa hàng loạt nhà ăn miễn phí, vốn là đặc quyền nổi tiếng của nhân viên Google, được coi là động thái mới nhất trong nỗ lực tiết kiệm chi phí của gã khổng lồ công nghệ.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm