Câu 1. Châu Nam Cực có diện tích lớn hơn châu lục nào sau đây?
Với diện tích hơn 14 triệu km2, châu Nam Cực có diện tích tự nhiên lớn thứ 4 trên thế giới, sau châu Á, châu Phi, châu Mỹ; rộng hơn châu Âu và châu Đại Dương. Nam Cực là châu lục duy nhất trên thế giới chưa có cư dân sinh sống cố định ngoại trừ một số chuyên gia khoa học thuộc các quốc gia khác nhau tới đây làm việc trong những khoảng thời gian ngắn. Số người này mỗi năm chỉ có khoảng vài nghìn người. |
Câu 2. 98% diện tích của châu Nam Cực được bao phủ bởi?
Châu Nam Cực là hoang mạc lớn nhất thế giới, 98% lục địa này bị bao phủ bởi lớp băng dày gần 2 km. Các nhà khoa học ước tính, nếu toàn bộ băng ở châu Nam cực tan hết, mực nước biển trên thế giới sẽ dâng cao khoảng 70 m, nhấn chìm khoảng 2,2 triệu km2 diện tích đất liền. |
Câu 3. Nam Cực là châu lục sở hữu "cái nhất" nào sau đây?
Theo tổ chức UNESCO, châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất (nhiệt độ thấp nhất là âm 89 độ C, độ cao trung bình so với mực nước biển là 2.350 m); khô hạn nhất (lượng mưa trung bình hàng năm chỉ ở mức 55 mm), gió mạnh nhất (tốc độ gió tối đa nơi đây là 100 m/s) trên Trái Đất. |
Câu 4. Loài động vật nào sau đây không sống ở châu Nam Cực?
Dù cùng sống trên băng tuyết, gấu Bắc Cực là loài động vật không hề sống ở châu Nam Cực. Chúng chỉ sống duy nhất ở vùng Bắc Cực. |
Câu 5. Châu Nam Cực không có loài nào sau đây sinh sống?
Nam Cực cũng chính là châu lục duy nhất trên thế giới không có bất kỳ loài bò sát nào sinh sống. |
Câu 6. Theo các nhà khoa học, tài nguyên nào của Trái Đất tập trung tại châu Nam Cực tới 90%?
Dù được mệnh danh là châu lục khô cằn nhất thế giới, theo các nhà khoa học, đến 90% trữ lượng nước của Trái Đất đang tập trung tại châu Nam Cực. Các nhà khoa học tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cảnh báo băng ở châu Nam Cực đang tan nhanh hơn dự kiến. Điều này đang đe dọa sự thay đổi trọng lực trên toàn Trái Đất. |
Câu 7. Loài động vật nào sau đây tập trung nhiều ở châu Nam Cực?
Châu Nam Cực có hệ thống sinh vật biển khá phong phú sinh sống. Điển hình là hải cẩu, cá voi, chim cánh cụt và các loài nhuyễn thể giàu protein như trai, sò, ốc, hến... Các nhà khoa học đã thống kê có khoảng 19 loài chim cánh cụt sinh sống ở châu Nam Cực. Trong đó, loài lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế. |
Câu 8. Châu Nam Cực do nhà thám hiểm nước nào phát hiện?
Mặc dù những huyền thoại và suy đoán về vùng đất phía Nam đã có từ lâu, châu Nam Cực chỉ được phát hiện lần đầu vào năm 1820 bởi hai nhà thám hiểm người Nga là Fabian Gottlieb von Bellingshausen và Mikail Lazarev trên hai con tàu Vostok và Mirny. Tuy vậy, do môi trường khắc nghiệt, thiếu nguồn tài nguyên dễ tiếp cận, và tính biệt lập, châu Nam Cực vẫn bị bỏ mặc trong phần còn lại của thế kỷ 19. Cuộc đổ bộ được xác nhận đầu tiên do một nhóm người Na Uy thực hiện vào năm 1895. |