Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chỉ có 7 nước đủ tiêu chuẩn chất lượng không khí

Theo khảo sát mới nhất, chỉ có 7 nước trên thế giới đáp ứng giới hạn hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chất lượng không khí.

IQAir - một tổ chức chất lượng không khí của Thụy Sĩ - đã thu thập dữ liệu từ hơn 30.000 trạm giám sát trên khắp thế giới, The Guardian đưa tin.

Trong số 134 quốc gia và khu vực được khảo sát trong báo cáo, chỉ có 7 nước - Australia, Estonia, Phần Lan, Grenada, Iceland, Mauritius và New Zealand - đáp ứng giới hạn hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với các hạt nhỏ trong không khí do ôtô, xe tải và khu công nghiệp thải ra.

Đại đa số các quốc gia không đáp ứng được tiêu chuẩn đối với PM2.5, một bụi mịn cực nhỏ mà khi hít phải có thể gây ra vô số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho con người, thậm chí gây tử vong.

Ô nhiễm không khí giết chết khoảng 7 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới - nhiều hơn cả bệnh AIDS và bệnh sốt rét cộng lại - và gánh nặng này được cảm nhận rõ ràng nhất ở các nước đang phát triển, nơi phụ thuộc vào nhiên liệu đặc biệt bẩn để sưởi ấm, thắp sáng và nấu ăn trong nhà.

o nhiem khong khi anh 1

Ô nhiễm không khí là vấn đề nhức nhối ở Ấn Độ. Ảnh: Hindustan Times.

Quốc gia có 4 thành phô ô nhiễm nhất

Mặc dù không khí trên thế giới nhìn chung sạch hơn nhiều so với thế kỷ trước, vẫn có những nơi đối mặt mức độ ô nhiễm đặc biệt nguy hiểm.

Báo cáo của IQAir cho thấy quốc gia ô nhiễm nhất là Pakistan, với nồng độ PM2.5 cao hơn 14 lần so với tiêu chuẩn của WHO. Ấn Độ, Tajikistan và Burkina Faso là các quốc gia ô nhiễm cao tiếp theo.

Ngay cả ở các nước giàu có và đang phát triển nhanh, ô nhiễm không khí vẫn là vấn đề nhức nhối. Canada, từ lâu được coi là nơi có không khí trong lành nhất ở phương Tây, đã trở thành nơi có chỉ số PM2.5 tệ nhất vào năm 2023 do các vụ cháy rừng kỷ lục, khiến khí độc lan tràn khắp đất nước và sang cả Mỹ.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, việc cải thiện chất lượng không khí đã trở nên khó khă hơn vào năm ngoái, trong bối cảnh hoạt động kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19, với báo cáo cho thấy mức PM2,5 tăng 6,5%.

o nhiem khong khi anh 2

Một ngọn núi trong Công viên quốc gia Khao Laem ở Nakhon Nayok, Thái Lan, chìm trong biển lửa vào đêm 29/3/2023. Ảnh: Reuters.

Glory Dolphin Hammes, giám đốc điều hành IQAir khu vực Bắc Mỹ, cho biết. "Khoa học đã làm rõ tác động của ô nhiễm không khí, nhưng chúng ta đã quá quen với mức độ ô nhiễm nền quá cao. Chúng ta không thực hiện điều chỉnh đủ nhanh".

Báo cáo thường niên lần thứ 6 của IQAir cho thấy khu vực đô thị ô nhiễm nhất thế giới năm 2023 là Begusarai ở Ấn Độ; Ấn Độ cũng là quốc gia có 4 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Tuy nhiên, tại phần lớn các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước ở châu Phi, vẫn thiếu các phép đo chất lượng không khí đáng tin cậy.

Hành động để giảm ô nhiễm không khí

WHO đã hạ hướng dẫn về mức PM2.5 "an toàn" vào năm 2021 xuống còn 5 microgam/m3 và bằng biện pháp này, nhiều quốc gia, chẳng hạn như những nước châu Âu đã nỗ lực làm sạch không khí đáng kể trong 20 năm qua, cuối cùng không đạt được mục tiêu.

Nhưng ngay cả hướng dẫn nghiêm ngặt hơn này cũng có thể không nắm bắt được đầy đủ nguy cơ ô nhiễm không khí nguy hiểm.

Nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ công bố vào tháng 2/2024 cho thấy không có mức PM2.5 an toàn, thậm chí mức phơi nhiễm nhỏ nhất cũng có thể làm tăng tỷ lệ nhập viện vì các bệnh như bệnh tim và hen suyễn.

o nhiem khong khi anh 3

Ô nhiễm không khí khiến bầu trời Bắc Kinh, Trung Quốc đổi màu vào tháng 3/2021. Ảnh: Reuters.

Hammes nói rằng các quốc gia nên hành động để làm cho thành phố của họ trở nên thuận tiện cho việc đi bộ và bớt phụ thuộc vào ôtô, cải tiến các hoạt động lâm nghiệp để giúp giảm thiểu tác động của khói cháy rừng, đồng thời nhanh chóng sử dụng năng lượng sạch thay cho nhiên liệu hóa thạch.

Bà nói: "Chúng ta chia sẻ bầu không khí với mọi người khác trên thế giới và cần đảm bảo rằng chúng ta không làm những điều gây hại cho những người ở nơi khác".

Aidan Farrow, nhà khoa học cấp cao về chất lượng không khí tại Greenpeace International, cho biết cũng cần phải giám sát chất lượng không khí tốt hơn.

"Vào năm 2023, ô nhiễm không khí vẫn là thảm họa sức khỏe toàn cầu, bộ dữ liệu toàn cầu của IQAir đưa ra lời nhắc nhở quan trọng về những bất công nảy sinh và sự cần thiết phải thực hiện nhiều giải pháp hiện có cho vấn đề này", ông nói.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Thế hệ 'chê' tổ yến, bào ngư, vi cá

Những món ăn xa xỉ như tổ yến, bào ngư hay vi cá mập không còn là lựa chọn hàng đầu của giới trẻ Trung Quốc. Thay vào đó, họ chuyển sang ưa chuộng thực phẩm bền vững và rẻ hơn.

'Da cung' gay sot hinh anh

'Đá cưng' gây sốt

0

Thú chơi kỳ lạ từ những năm 1970 ở Mỹ đang bắt đầu một “kiếp mới” ở châu Á, giúp chữa lành cho nhiều người bế tắc vì gánh nặng áp lực cuộc sống, theo Wall Street Journal.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm