Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chi tiền triệu để rèn tay lái

Các dịch vụ bổ túc tay lái giúp tài xế mới hoặc người sở hữu bằng lái lâu năm nhưng ít điều khiển xe có thể tích lũy kinh nghiệm trên đường và tự tin hơn sau vô lăng.

Không ít người sẵn sàng chi tiền để được rèn tay lái. Ảnh minh họa: Hoàng Tuấn.

Dù đã sở hữu bằng lái ôtô hạng B2 từ nhiều năm trước, anh Phú Hải (40 tuổi, TP.HCM) vẫn chưa tự tin điều khiển ôtô trên đường, một phần vì ít có cơ hội cầm lái.

“Ngày trước thi bằng lái chỉ vì bạn bè xung quanh ai cũng đã sở hữu bằng. Nay đến lúc có điều kiện mua xe lại chưa thể mua vì chưa thoát khỏi nỗi sợ cầm vô lăng”, anh Phú Hải chia sẻ.

Chi tiền triệu cho dịch vụ bổ túc tay lái

Được người quen giới thiệu, anh Phú Hải tìm đến dịch vụ bổ túc tay lái do một trung tâm đào tạo lái xe tại quận Gò Vấp (TP.HCM) mở ra.

Tại đây, anh Phú Hải được giới thiệu gói bổ túc theo giờ với hình thức một giáo viên kèm một học viên. Chương trình bổ túc tay lái có mức phí dao động từ 300.000 đồng/giờ đến 500.000 đồng/giờ tùy thuộc vào loại xe và khung giờ học viên lựa chọn.

Bên cạnh đó, trung tâm này còn thiết kế chương trình bổ túc tay lái trên những hành trình dài, ví dụ từ TP.HCM đi các thành phố lân cận như TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), TP Long Khánh (tỉnh Đồng Nai), hoặc từ TP.HCM lên TP Bảo Lộc và TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).

bo tuc tay lai anh 1

Không ít người dù sở hữu bằng lái đã lâu vẫn chưa tự tin cầm vô lăng điều khiển xe. Ảnh minh họa: Hoàng Tuấn.

Chi phí cho các chuyến đi bổ túc tay lái dạng một kèm một này dao động từ 3 triệu đến 5 triệu đồng, tùy vào loại xe mà học viên chọn sử dụng. Với nhóm 2-4 người, chi phí sẽ thấp hơn nhưng học viên phải chấp nhận thời gian thực hành không tương đương với chương trình một kèm một.

Do thời gian có hạn, anh Phú Hải chỉ đăng ký chương trình bổ túc tay lái theo giờ và di chuyển chủ yếu trong thành phố. Anh chọn khung giờ 16h-18h các ngày thứ sáu và thứ bảy hàng tuần bởi theo anh, thời điểm này xe cộ thường xuyên lưu thông với mật độ lớn trong đô thị, do vậy rèn luyện tay lái trong khung giờ tan tầm cũng sẽ hiệu quả hơn.

“Sau hơn một tháng tập luyện với giáo viên, tôi đã tương đối tự tin khi cầm lái và di chuyển qua các đoạn đường đông xe. Đến lúc này thì có lẽ mua xe được rồi”, anh Phú Hải vui vẻ cho biết.

Sẵn sàng đi xa để luyện tay lái

Trong khi đó, chị Hồng Ánh (28 tuổi, TP.HCM) cho biết đang cùng với một người bạn chuẩn bị theo chương trình bổ túc tay lái trên hành trình TP.HCM – TP Cần Thơ vào cuối tuần.

“Sau khi tham khảo trên Internet và người quen, tôi quyết định liên hệ với một giáo viên dạy lái và được người này giới thiệu chương trình nói trên. Dù công việc khá bận rộn, tôi và bạn mình vẫn cố gắng sắp xếp để tham gia vì muốn được trải nghiệm lái xe trên 2 tuyến cao tốc về miền Tây”, chị Hồng Ánh cho biết.

Anh Hoàng Tuấn - giáo viên dạy lái xe ở khu vực TP.HCM - cho biết trên cao tốc, nhiều ôtô di chuyển đồng thời với tốc độ cao nên dễ gây ra cảm giác chủ quan cho tài xế.

“Người lái xe trên cao tốc có thể nảy sinh cảm giác chủ quan bởi các xe gần như di chuyển đồng đều, ít có sự khác biệt lớn về tốc độ so với khi di chuyển trên đường phố. Dù vậy, điều khiển ôtô trên cao tốc vẫn cần sự tập trung cao độ, thậm chí hơn hẳn so với khi di chuyển trong thành thị”, anh Hoàng Tuấn cho biết.

bo tuc tay lai anh 2

Điều khiển ôtô trên cao tốc cần có kỹ năng và sự tập trung cao độ. Ảnh minh họa: Quỳnh Danh.

Do vậy, anh Hoàng Tuấn cho biết thường thiết kế chương trình bổ túc tay lái cho học viên di chuyển trên các tuyến cao tốc, bên cạnh điều khiển ôtô trong đô thị vào giờ tan tầm cũng như tạo điều kiện cho học viên lái xe vào ban đêm.

“Với điều khiển ôtô, việc cọ xát thường xuyên rất quan trọng vì rèn luyện cho người cầm lái khả năng quan sát và xử lý tình huống trên đường. ‘Trăm hay không bằng tay quen’ cũng là một câu khá đúng khi nhắc đến điều khiển ôtô”, anh Hoàng Tuấn kết luận.

Theo quy định hiện hành, học viên hạng bằng lái xe B1 số tự động cần phải hoàn thành 24 giờ lái xe thực tế với quãng đường 710 km trên xe tập lái có gắn thiết bị DAT để đủ điều kiện bước vào kỳ thi sát hạch. Trong khi đó ở hạng bằng B2 và B1 số sàn, con số này sẽ là 40 giờ và 810 km đường thực tế.

Dù thời gian thực hành ngoài thực tế đã tăng lên trong quá trình đào tạo, không ít người sau khi sở hữu bằng lái ôtô vẫn chưa tự tin ra đường và phải tìm đến các dịch vụ bổ túc tay lái. Nhìn chung, đây là xu hướng rất có lợi vì giúp tài xế mới cũng như người lâu năm chưa cầm vô lăng có thể tích lũy thêm kinh nghiệm, từ đó giảm thiểu khả năng xảy ra va chạm giao thông khi điều khiển xe.

Sách hay đọc trên xe

Chuyên mục Xe gửi tới độc giả những tựa sách hay với nhiều chủ đề hấp dẫn. Trên những chặng hành trình với những chiếc xe, không hiếm khi chúng ta có những khoảnh khắc nghỉ ngơi, thư giãn, và những trang sách là người bạn đồng hành lý thú.

Vespa 946 Dragon đầu tiên về Việt Nam - nhập Italy, giá bán là ẩn số

Vespa 946 Dragon được sản xuất giới hạn 1.888 chiếc trên toàn cầu. Phía Piaggio Việt Nam dự kiến mang mẫu xe này về vào tháng 4 năm nay.

'Bỏ phố về quê' để giảm chi phí học lái ôtô

Học phí đào tạo bằng lái ôtô tại các thành phố lớn đang ở mức cao. Vì vậy, không ít người chọn cách về các tỉnh lân cận học và thi bằng lái để giảm chi phí.

Phúc Hậu

Bạn có thể quan tâm