Trang phục điền kinh dành cho nữ ngày càng ngắn và bó hơn. Ảnh: USA Today. |
Khi lần đầu tham gia các sự kiện điền kinh Olympic vào năm 1928, các nữ VĐV mặc áo phông và quần đùi rộng, đôi lúc thắt chặt lưng quần bằng thắt lưng. Những kiểu dáng thoáng mát như vậy rõ ràng không còn thịnh hành ngày nay.
Hiện tại, các VĐV chạy nước rút, chạy vượt rào và nhảy xa nữ đều mặc quần bó và ngắn - trang phục được cho là giúp giảm lực cản và ma sát, theo CNN.
Nhưng ngắn đến mức nào là hợp lý? Câu hỏi đó tạo ra nhiều tranh cãi khi vào tháng 4 năm ngoái, Nike tiết lộ bộ trang phục nam và nữ cho đội điền kinh Mỹ tại Olympic Paris 2024. Hình ảnh chiếc quần của nữ ngắn hơn nhiều so với nam giới đã lan truyền chóng mặt.
Khác biệt
Đồng phục của nam giới có sự kết hợp giữa áo ba lỗ và quần short dài đến giữa bắp đùi. Trong khi đó, bộ đồ liền quần của phụ nữ không khác gì đồ bơi, ngắn đến mức khó hiểu.
Cựu VĐV điền kinh người Mỹ Lauren Fleshman đã viết trong một bài đăng trên Instagram: "Các VĐV chuyên nghiệp phải được thi đấu mà không cần liên tục để tâm, cảnh giác xem có bị phơi bày bộ phận dễ bị tổn thương trên cơ thể hay không".
Các VĐV khác cũng lên tiếng. VĐV nhảy xa người Mỹ Tara Davis-Woodhall nói rằng bản thân sẽ không còn dám quá tăng động tại Thế vận hội Paris. VĐV nhảy sào Katie Moon chia sẻ bức ảnh cô trong bộ đồ thi đấu lên mạng xã hội và viết rằng có lẽ vấn đề nằm ở mannequin.
Nike công bố trang phục cho đội điền kinh nam (trái) và nữ của Mỹ ở Olympic Paris. Ảnh: X. |
Trong tuyên bố chia sẻ với CNN vào tháng 4, Nike nhấn mạnh rằng bộ đồ liền quần chỉ là một trong tổng số 50 sản phẩm của bộ sưu tập và việc may đo sẽ được thực hiện khi cần thiết. Thông cáo báo chí giới thiệu bộ sưu tập mô tả quá trình tham vấn với các VĐV để đáp ứng nhu cầu của từng người. Một phát ngôn viên của USA Track and Field (USATF, cơ quan của Mỹ quản lý các môn điền kinh) xác nhận thông tin này.
Tuy nhiên, tranh cãi về trang phục của nữ VĐV vẫn sẽ tiếp diễn tại Olympic Paris 2024, giống kỳ Thế vận hội trước đó. Một cuộc biểu tình liên quan đến trang phục đã gây chú ý tại Olympic Tokyo 2020, khi đội thể dục dụng cụ nữ của Đức từ chối mặc đồ liền thân cắt xẻ cao như bikini để ủng hộ việc che phủ cơ thể tốt hơn. Liên đoàn Thể dục dụng cụ Đức cho biết vào thời điểm đó rằng sự phản đối nhằm tránh "tình dục hóa trong thể dục dụng cụ".
Trên đường chạy Olympic, không có nhiều quy định về những gì các VĐV có thể mặc. Có quy định rằng giày không được tạo ra lợi thế không công bằng và quần áo phải "sạch sẽ, được thiết kế và mặc sao cho không gây phản cảm" cũng như "không trong suốt", theo World Athletics, cơ quan quản lý quốc tế về điền kinh. Các VĐV thậm chí có thể chạy chân trần, như VĐV chạy marathon Abebe Bikila đã làm vào năm 1960.
Thay đổi
Những người đàn ông đầu tiên tham gia các môn điền kinh Olympic hiện đại vào năm 1896 đã mặc quần đùi, cạp cao và áo ba lỗ với giày lười đế bằng, từ rất lâu trước khi ngành công nghiệp đồ thể thao chuyển đổi các loại vải để có hiệu suất cao.
"Các VĐV lúc đó không mặc trang phục thể thao. Những bộ quần áo này khá thanh lịch", Dobriana Gheneva - giáo sư tại Học viện Công nghệ Thời trang ở New York và là một nhà thiết kế trang phục từng làm việc cho Nike, The North Face và Reebok - giải thích. Nhưng trong nhiều thập kỷ tiếp theo, trang phục của VĐV ngày càng trở nên kỹ thuật hơn, đôi khi điều đó có nghĩa là thêm hoặc loại bỏ vải, để tạo sự thoải mái và dễ dàng di chuyển.
Các VĐV nữ mặc áo phông và quần short đơn giản trên đường chạy trong nhiều thập kỷ sau khi được phép tham gia Thế vận hội. Nhưng vào những năm 1960, vải ngày càng bó hơn và gấu quần dần cao lên.
Vào những năm 1980, kiểu quần đùi và bikini trở nên phổ biến. Ngày nay, quần đùi bó sát, quần bó, áo ba lỗ, áo liền quần, áo crop top và quần lót bằng vải siêu thấm mồ hôi và thoáng khí đều hứa hẹn ít cản trở và làm nổi bật vóc dáng cơ bắp của người chạy.
VĐV người Australia Cathy Freeman mặc bộ đồ trùm kín từ đầu đến chân. Ảnh: PA. |
Gheneva cho biết: "Nếu bạn trông đẹp, bạn sẽ tự tin và điều đó có thể giúp bạn rất nhiều khi thi đấu, biểu diễn".
Griffith Joyner từng mặc những bộ áo quần rất bắt mắt, nhiều kiểu dáng khi giành các huy chương vàng vào năm 1988. Serena Williams cũng bắt chước phong cách này trên sân quần vợt.
Năm 2000, VĐV chạy bộ người Australia Cathy Freeman đã mặc bộ đồ bò sát với quần dài, áo dài và mũ trùm đầu, che phủ gần hết cơ thể. Sự khác biệt so với các đối thủ được cho đã giúp Freeman giảm lực cản xuống 5-10%, có lẽ là yếu tố góp phần vào chiến thắng 400 m đầy vinh quang của cô.
Gheneva nói rằng các VĐV nên có những lựa chọn giúp họ thoải mái nhất. "Tại sao đồng phục nữ phải trông hở hang hơn trang phục nam? Chúng ta nên vượt qua điều đó vào thời điểm này", bà nói.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.