Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Chiến lược để trúng tuyển sớm vào đại học Mỹ

Nộp hồ sơ xét tuyển đại học sớm có lợi hơn nhưng không phải lúc nào cũng thế, theo các chuyên gia trả lời với CNBC.

Các nghiên cứu chỉ ra đăng ký xét tuyển vào ĐH sớm có thể giúp học sinh có một bước tiến dài trong cuộc đua vào ĐH đầy cạnh tranh, theo CNBC.

Theo Robert Franek, Tổng biên tập của The Princeton Review kiêm tác giả cuốn 388 trường ĐH tốt nhất, nhóm sinh viên nộp hồ sơ và đỗ đại học sớm đã tăng vọt.

Tuy nhiên, đối với nhiều học sinh trong số này, việc nộp hồ sơ sớm là một trò chơi chiến lược giúp họ bước vào ngôi trường tốt nhất trong khả năng của mình, theo Jeff Selingo, tác giả của Who Gets in and Why: A Year Inside College Admissionsions.

Lợi ích đôi bên

Đối với các trường, việc cho phép học sinh được nộp hồ sơ sớm có thể mang lại những lợi thế rõ ràng. "Đó là một chiến thắng đáng kể cho trường cao đẳng hoặc đại học", ông Franek đánh giá.

xet tuyen DH som anh 1

Tại Mỹ, thời hạn nộp đơn xét tuyển đại học sớm là 1/11 hoặc 15/11 để nhận kết quả vào tháng 12 hoặc sớm hơn. Ảnh minh họa: Unsplash.

Đầu tiên, việc học sinh nộp hồ sơ sớm có thể tăng tỷ lệ đăng ký của trường, yếu tố quan trọng cần thống kê của các trường đại học. Ngoài ra, cán bộ tuyển sinh cũng có thể cân bằng nhu cầu tuyển sinh và yêu cầu hỗ trợ tài chính từ các học sinh nộp hồ sơ sớm.

"Hầu hết học sinh này không quan tâm đến các gói hỗ trợ tài chính. Đây là những khách hàng có điều kiện tài chính đi học đại học", ông Franek bổ sung nhiều trường đại học tư thục có tỷ lệ chọi cao trong các kỳ tuyển sinh sớm thường nhận nhiều sinh viên hơn so với chỉ tiêu.

200/388 ngôi trường trong cuốn 388 trường ĐH tốt nhất thường có kỳ tuyển sinh sớm vào đầu tháng 11 hàng năm. 50-60% sinh viên năm nhất của những trường này đến từ nhóm đăng ký sớm. Ông Franek dự đoán số lượng có thể nhiều hơn.

Các yếu tố cần xem xét

Theo CNBC, những thí sinh nộp hồ sơ sớm đều là những người có điều kiện tiếp xúc với các chuyên gia tư vấn đại học.

"Với khả năng tài chính lớn, những sinh viên này có thể nhận được những lời khuyên bổ ích từ cố vấn, chuyên gia. Tỷ lệ đậu đại học của họ cũng vì thế tăng theo", ông Franek cho biết.

Ngoài ra, một số hỗ trợ tài chính ở trường đại học được trao trên quy tắc "ai đến trước phục vụ trước" hoặc có nguồn từ các chương trình có quỹ hạn chế.

Theo Rick Castellano, phát ngôn viên của Sallie Mae, các gia đình nộp hồ sơ càng sớm càng có cơ hội nhận được khoản hỗ trợ đó.

Tuy nhiên, nếu chấp nhận nhập học một trường trong khi không mấy hài lòng về khoản trợ cấp của trường đó, học sinh sẽ bỏ lỡ cơ hội so sánh các gói trợ cấp khác nhau của các trường khác nhau.

Nộp hồ sơ sớm đồng nghĩa với việc sinh viên không có nhiều thời gian để làm hồ sơ, so sánh các trường với nhau, tham quan trường, ôn - thi các bài thi tiêu chuẩn.

Ông Selingo cũng cho rằng một số học sinh trung học có thể được hưởng lợi bằng cách dành nhiều thời gian hơn để chọn trường, đặc biệt là đối với các em không có cơ hội đến tham quan trường đại học cũng như đặt mối quan tâm tài chính lên hàng đầu.

"Một sinh viên nên đợi nếu họ cần thêm thời gian để lựa chọn đâu mới là sự phù hợp nhất", ông Selingo nói.

Nhọc nhằn kỳ thi luật ở Mỹ

Không riêng Kei Komuro, nhiều lãnh đạo nổi tiếng như cựu Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, bà Kamala Harris, bà Michelle Obama cũng từng trượt kỳ thi này.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm