Chiều 30 Tết, gói bánh chưng cùng bố
Trong khi ở thành phố, nhiều teen đang xúng xính áo quần đẹp thì tại một làng quê nhỏ ở Nghệ An, cô bé 15 tuổi đã có những phút giây bên bố để gói từng chiếc bánh chưng đón năm mới.
Người miền Bắc thường gọi là bánh chưng dài, còn người miền Nam, miền Trung gọi là bánh tét, Cũng có vùng người miền Trung có vùng gọi bánh đòn, nhưng dù với cái tên nào, thì mỗi khi Tết về, những gia đình Việt Nam không thể thiếu hương vị của chiếc bánh này.
Nhiều năm qua, cùng với nhịp sống hiện đại, nhiều gia đình ở nông thôn Việt đã không còn cảnh cả nhà sum vầy ngồi gói bánh chưng, bánh tét. Chính vì thế, những hình ảnh dưới đây như gợi lên một nét đẹp truyền thống khó phai trong mỗi chúng ta.
![]() |
Lá giong con gái rửa sạch, lạt buộc do bố chẻ |
![]() |
Nếp được ngâm kỹ rồi vớt ra để ráo nước |
![]() |
Đậu xanh vàng ươm |
![]() |
Và không thể thiếu thịt ba chỉ ướp muối, tiêu, dưa hành thơm nức |
![]() |
Năm nào cũng vậy, chiều 30 là con gái và bố trải chiếu ngồi gói bánh |
![]() |
Người miền Trung và miền Nam thường gói bánh tét, bánh chưng vuông chỉ làm 1,2 cặp để đặt lên bàn thờ cho đẹp. |
![]() |
Công việc của con gái là dùng dây và lạt gói bánh lại sao cho đều và đẹp. |
![]() |
Từ lúc lên 6 tuổi, con gái đã thường ngồi bên cạnh xem bố gói bánh nên giờ con gái rất khéo khi buộc lạt, cuốn dây sao cho vừa đủ chặt mà chiếc bánh không bị... méo. |
![]() |
Những chiếc bánh tét này sẽ được nấu xuyên đêm giao thừa, sáng mồng 1 khi cả nhà thức giấc sẽ cùng nhau vớt bánh. Đó là điều khá đặc biệt tại nhà cô bé, bởi đã có người khác tặng bánh để thờ đêm 30 nên nhà sẽ nấu bánh xuyên giao thừa. |
![]() |
Con gái tự hào với chiếc bánh đặc biệt do mình làm. Đó sẽ là hương vị Tết đầu tiên mà cả nhà sẽ thưởng thức vào ngày đầu năm mới. |
Thủy Nguyên
Theo Bưu điện Việt Nam