Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chiều cao yên xe máy được đo như thế nào?

Chiều cao yên xe máy, môtô ảnh hưởng tới khả năng chống chân, giữ xe cân bằng. Bởi thế, hầu như mọi nhà sản xuất xe máy đều đưa thông số này vào catalogue.

Đo chiều cao yên xe thế nào?

Chiều cao yên xe được hiểu là độ cao từ yên xuống mặt đất, đo khi xe ở tư thế đứng thẳng, hai bánh chạm đất. Nhưng yên xe có hình dạng khác nhau: loại dốc ngược về phía sau, loại võng xuống… Vậy đâu là điểm để tính chiều cao yên? Bởi nếu không có quy ước thì chỉ cần thay đổi cách đo, thông số này có thể chênh hàng chục cm.

Điểm tính chiều cao yên được xác định bằng cách lấy điểm chính giữa đường chỉ khâu phía trước, rồi dịch vào 20 cm. Sau đó lấy khoảng cách từ điểm đó tới mặt đất.

Điểm tính chiều cao yên được xác định bằng cách lấy điểm chính giữa đường chỉ khâu phía trước, rồi dịch vào 20 cm, sau đó lấy khoảng cách từ điểm đó tới mặt đất.

Thông thường, điểm tính chiều cao yên được xác định bằng cách lấy điểm chính giữa đường chỉ khâu phía trước, rồi dịch vào 20 cm. Sau đó lấy khoảng cách từ điểm đó tới mặt đất. Một cách tương đối thì điểm tính chiều cao nằm giữa mông người lái.

Chiều cao yên từng loại xe khác nhau

Cruiser là dòng môtô có yên thấp nhất, bởi động cơ V-twin thường đặt ở vị trí chật hẹp phía trước chỗ ngồi, tạo điều kiện cho yên hạ gần thấp hơn.

Chiều cao yên từng loại xe khác nhau.

Chiều cao yên từng loại xe khác nhau.

Sportbike có yên cao hơn, bởi nó cần tạo khoảng trống để xe có thể nghiêng khi cua. Loại động cơ nhiều xi-lanh đặt ngang khá phổ biến ở dòng xe này, bởi vậy yên cũng cao hơn.

Offroad, dual purpose và supermotorbike thường đòi hỏi hệ thống treo hoạt động trong biên độ rộng, đảm bảo khả năng vận hành trong địa hình gồ ghề. Khoảng trống giữa bánh và khung lớn, vì thế mà đẩy yên lên cao.

Chiều rộng của yên

Bên cạnh độ cao, chiều rộng yên cũng ảnh hưởng tới khả năng chống chân. Offroad bike có yên hẹp, điều này giúp chân cơ động, quá trình tiếp đất dễ dàng.

Chiều rộng yên cũng ảnh hưởng tới khả năng chống chân.

Chiều rộng yên cũng ảnh hưởng tới khả năng chống chân.

Trong khi đó, các mẫu sportbike thường xuất hiện với yên rộng, bởi người lái sẽ ngồi lên toàn bộ bề ngang yên, động cơ nhiều xi-lanh nên việc dùng yên rộng là bắt buộc. Yên rộng thường gây khó khăn cho việc chống chân, nhưng ngược lại chân choãi rộng nên xe giữ chắc chắn hơn.

Chiều cao yên thế nào là hợp lý?

Vị trí của yên như thế nào thì hợp lý? Câu trả lời chính là trải nghiệm của bạn và tùy theo chiều cao, vóc dáng của người lái. Cảm giác giữ xe an toàn khi hai chân chống chắc chắn trên mặt đất. Để xem một chiếc xe liệu có phù hợp thì cách tốt nhất là ngồi thử.

 Nên chọn xe có chiều cao yên phù hợp với vóc dáng của người lái.

Nên chọn xe có chiều cao yên phù hợp với vóc dáng của người lái.

Bạn cũng sẽ dễ dàng nhận thấy trọng lượng ảnh hưởng lớn đến việc giữ xe ở tư thế thẳng đứng. Xe nhẹ có thể chỉ cần dùng đến các ngón chân. Nhưng nếu xe nặng, sẽ cần tới cả bàn chân. Ngoài việc ngồi thử cũng nên chú ý đến tầm với khi dừng và đỗ xe trên địa hình không bằng phẳng.

8 nguyên tắc sống còn khi cưỡi môtô

Viêc điều khiển một cỗ máy phân khối lớn ẩn chứa nhiều rủi ro, vì vậy người điều khiển môtô cần tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để lái xe an toàn hơn.

http://autodaily.vn/2015/03/chieu-cao-yen-xe-may-duoc-do-nhu-the-nao/

Theo Anh Đức/AutoDaily

Bạn có thể quan tâm