Không biết cách từ chối sẽ khiến bạn kiệt sức trong công việc. Ảnh: Pexels. |
Debbie Sorensen, nhà tâm lý học lâm sàng tại Mỹ, cho biết những người làm hài lòng người khác dễ bị kiệt sức trong công việc. Họ thường là những người tốt bụng, chu đáo. Chính điều này khiến họ khó thiết lập ranh giới, khó từ chối việc hoặc không đầu tư cảm xúc vào công việc của mình.
Theo bà Sorensen, việc luôn luôn đồng ý là một con dao hai lưỡi. Bạn có thể cảm thấy tội lỗi khi nói không với người khác và bực bội mỗi khi nói có. Nếu bạn thường xuyên đảm nhận nhiều trách nhiệm vì bạn sợ làm ai đó thất vọng, xu hướng làm hài lòng mọi người của bạn có thể đẩy bạn đến bờ vực kiệt sức.
Những người hay làm hài lòng người khác thường có những dấu hiệu sau.
- Nói có với mọi yêu cầu giúp đỡ, ngay cả khi yêu cầu đó làm gián đoạn công việc của bạn.
- Không dám bộc lộ cảm xúc mỗi khi gặp chuyện khó chịu trong công việc vì sợ xung đột.
- Đồng ý với thời hạn giao việc không thực tế.
Làm hài lòng mọi người không chỉ gây nguy hiểm cho sự nghiệp vì gây kiệt sức, nó còn khiến bạn đánh mất nhu cầu và mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.
“Khi bạn liên tục đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của mình, bạn sẽ khó tập trung vào công việc và khả năng thăng tiến trong sự nghiệp cũng thấp hơn rất nhiều", bà Debbie Sorensen nhấn mạnh.
Để ngừng làm hài lòng mọi người tại nơi làm việc và tránh bị kiệt sức, đầu tiên bạn cần học cách thiết lập ranh giới.
Ban đầu, có thể bạn sẽ không thoải mái khi thiết lập các ranh giới tại nơi làm việc. Nhưng mỗi khi muốn đặt nhiều trọng trách lên vai, bạn hãy tạm ngừng và tự hỏi bản thân xem bạn có thực sự muốn làm điều đó hay không.
Bạn đừng coi việc nói không là điều phản ánh giá trị bản thân hoặc phản ánh khả năng của bạn với tư cách là một nhân viên. Thay vào đó, bạn hãy nghĩ đến việc thiết lập ranh giới là cách bảo vệ năng lượng, mục tiêu và ưu tiên của bản thân để trở thành một nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
Từ bỏ những thói quen gây hại là một quá trình dài và cần có thời gian. Vì thế, bạn cần kiên trì khi học cách từ chối những công việc không cần thiết, đồng thời tránh xa "cạm bẫy" của việc tự trách bản thân.
"Bạn chỉ cần tiếp tục điều chỉnh và tự nhắc nhở bản thân rằng thời gian nghỉ ngơi rất quan trọng. Tất cả chúng ta đều xứng đáng có thời gian và không gian để nạp năng lượng", bà Debbie Sorensen nói với CNBC.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.