Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chính quyền tháo dỡ cầu treo, học sinh lội suối đến lớp

Sau khi chiếc cầu treo bị tháo dỡ, nhiều học sinh ở Lỗ Sơn (Hoà Bình) phải vượt suối, đi qua những đoạn gồ ghề đến trường xa hơn gần chục km.

Cong tre nho qua suoi den truong anh 1
Xã Lỗ Sơn (huyện Tân Lạc, Hoà Binh) có 3.363 hộ dân, có địa hình giống như chữ O và cây cầu treo nối giữa 6 xóm bên trong và 6 xóm bên ngoài.
Cong tre nho qua suoi den truong anh 2
Trước kia, 200 học sinh tại xóm Đồi Mới (Lỗ Sơn) đi qua cây cầu này tới trường. Tuy nhiên, lo ngại cầu sập vì xuống cấp, chính quyền xã đã tháo dỡ.
Cong tre nho qua suoi den truong anh 3
Dù vậy, người dân vẫn cố dùng 4 thanh sắt để bắc qua, đi lại. Sau khi báo chí phản ánh, ngày 11/12, chính quyền xã Lỗ Sơn cũng tháo dỡ những thanh sắt này.
Cong tre nho qua suoi den truong anh 4
Kể từ đó, các em nhỏ và phụ huynh phải băng qua nhiều con đường gồ ghề, đi bộ tới trường học. Đoạn đường này xa hơn rất nhiều so với đi qua cầu treo.
Cong tre nho qua suoi den truong anh 5
Em Nam, học sinh mẫu giáo, được bà cõng tới trường do đoạn đường di chuyển khá xa.
Cong tre nho qua suoi den truong anh 6
Các em nhỏ được bố mẹ hoặc ông bà bế, cõng qua suối Bô (từ suối Bô đến trường khoảng 1 km).
Cong tre nho qua suoi den truong anh 7
Nhiều người dân cho hay hiện là mùa nước cạn nên có thể lội qua suối Bô được. Đến mùa mưa lũ, họ không thể đi qua con suối này.
Cong tre nho qua suoi den truong anh 8
Nhiều em nhỏ được bố mẹ cõng qua đoạn đường dài hàng km. "Chúng tôi chỉ mong chính quyền sửa lại cầu treo để tiện đi lại", chị Hải vừa cõng con vừa nói.
Cong tre nho qua suoi den truong anh 9
Trường Tiểu học và THCS Lỗ Sơn nằm ở trung tâm xã nên đa số học sinh xóm Đồi Mới phải băng qua suối để đến trường.
Cong tre nho qua suoi den truong anh 10
"Đây là con đường nhanh và tiện nhất để đến trường và về nhà", anh Tú, người dân sống ở xóm Đồi Mới, cho hay.
Cong tre nho qua suoi den truong anh 11
Người dân ở đây đa số là dân tộc Mường, quanh năm sinh sống ở triền núi. Công việc chính của họ là trồng lúa và làm nương.
Cong tre nho qua suoi den truong anh 12
Cách cây cầu treo được tháo dỡ khoảng 2 km còn có cây cầu treo khác, các em học sinh trường THCS Lỗ Sơn thường qua đây để đến trường.
Cong tre nho qua suoi den truong anh 13
Tuy nhiên, cầu treo này cũng rất nguy hiểm do mặt sàn làm bằng tre, dễ trơn trượt, khe hở giữa các lan can lớn.

Trao đổi với Zing.vn, ông Bùi Văn Nượm - Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn - cho biết sau sự cố sập cầu treo ở Lai Châu, tỉnh, huyện có các đoàn đi kiểm tra cầu treo trên địa bàn, trong đó có cây cầu này.

"Họ cho rằng cây cầu đã bị xuống cấp, không đảm bảo an toàn. Sau đó, tỉnh và huyện chỉ đạo địa phương phải tháo dỡ mặt cầu đi”, ông Nượm nói.

Sau khi tháo dỡ mặt cầu, chính quyền chỉ có thể dán tấm biển cấm người qua lại và không có giải pháp nào cho người dân băng qua con suối dữ.

Trong khi đó, điểm đi vòng lại quá xa (khoảng 6 - 7 km), nhất là khi học sinh đến trường không thể đi được. Vì vậy, người dân chỉ còn cách lấy 4 thanh cầu lát dọc rộng khoảng 5 cm ghép lại để đi qua.

“Sau khi tháo dỡ mặt cầu, xã cũng đã có kiến nghị đến cơ quan cấp trên xem xét làm cầu hay có giải pháp giúp bà con nhưng đến nay vẫn không có hồi âm. Cũng có một số đoàn đến khảo sát cây cầu và địa hình và hiện cũng không thấy trả lời lại”, Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn nói.

Học sinh liều mình qua cầu treo xuống cấp để tới trường Hàng ngày, hơn 200 học sinh từ bậc mầm non đến THCS trên địa bàn xã Lỗ Sơn (Tân Lạc, Hòa Bình) phải đi qua cây cầu treo xuống cấp trầm trọng, cheo leo ở độ cao 30 m để tới trường.


Lê Hiếu

Video: VTV

Bạn có thể quan tâm