Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Chỗ dựa vững chắc nhất giữa đại dịch là chính mình

Bước sang tuổi 20, H.V.Thùy (Bắc Giang) luôn tâm niệm dựa vào bản thân từ hôm nay là cách tốt nhất để vượt qua sóng gió và chuẩn bị cho tương lai.

Bao hiem Chubb Life anh 1

Thùy mồ côi mẹ từ năm lên 10. Cách đây 3 năm, bố cậu cũng đột ngột qua đời do đột quỵ. Dịch Covid-19 ập tới khiến chàng trai trẻ nhận ra cuộc sống vốn dĩ có đầy rủi ro. Không chỗ dựa tinh thần lẫn vật chất, nhưng Thùy luôn nhìn cuộc đời một cách tươi sáng với tâm thế chủ động tiến lên phía trước.

Vượt lên chính mình

Thùy vẫn không quên cảm giác mẹ cậu rời đi cách đây hơn 10 năm. Đó là một ngày rất buồn. Thùy khóc rất nhiều dù được nghe về bệnh trạng của mẹ từ trước. “Mẹ tôi mất vì ung thư. Căn bệnh quái ác này đã cướp đi người thân của không chỉ tôi mà nhiều gia đình khác”, cậu rưng rưng.

Thùy vẫn nhớ những ký ức về người mẹ tảo tần, cùng bố làm lụng đủ việc với 5 sào ruộng để nuôi các con. Ngoài Thùy, nhà còn có anh trai sinh năm 1992, nên gánh nặng lúc đó dồn cả lên đôi vai người bố.

Bao hiem Chubb Life anh 2

Biến cố liên tục ập đến khiến Thùy gặp nhiều khó khăn khi tuổi đời còn rất trẻ.

Thùy chia sẻ: “Mẹ mất, gia đình tôi đã khó lại càng khổ thêm cả vật chất lẫn tinh thần. Thấy bố nhớ thương mẹ, anh em tôi không kìm lòng được”. Cũng từ đó, gia đình thêm sa sút, khiến cả hai anh em phải bỏ học sớm. Riêng Thùy, học xong lớp 8, cậu đã theo các anh trong bản đi phụ hồ kiếm sống.

Đó là chuỗi ngày kinh khủng với một thiếu niên đang tuổi ăn, tuổi lớn. Rồi cơ duyên đưa đẩy, chàng trai trẻ rời vùng quê nghèo, lang bạt sang Trung Quốc để làm công nhân cho một công ty đóng giày. Lúc đó, cậu cố quên đi nỗi nhớ nhà, chỉ mong có tiền gửi về giúp đỡ gia đình, lo cho bố, cho bà.

Sau vài năm mưu sinh nơi xứ người, Thùy trở về quê khi hay tin bố cũng bỏ cậu mà đi vì một cơn đột quỵ. Thêm một nỗi đau và mất mát quá lớn, Thùy cùng anh trai nuốt nước mắt vào trong để sống tiếp theo lời trăn trối của bố mẹ: “Dù khó khăn đến mấy, các con cũng phải thương yêu và giúp nhau sống thật tốt”.

Lo hậu sự cho bố xong xuôi, Thùy tiếp tục hành trình mưu sinh, xuôi về Hải Phòng làm công nhân đóng giày. Không còn bố mẹ, cậu luôn tự nhủ phải sống mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho chính mình. Đó cũng là điều Thùy và anh trai rèn luyện từ thuở ấu thơ. Họ là những người sinh ra ở vùng quê nghèo, từ nhỏ đã tự bươn chải kiếm sống, giúp đỡ bố mẹ bằng những việc vừa sức.

Khi bố mẹ ra đi, Thùy nhận thức rõ trách nhiệm phải trở thành chỗ dựa của bà, người đã thay bố mẹ chăm sóc 2 anh em. Dù nhà cách nơi làm việc hơn 130 km, nhưng cậu vẫn đi về hàng tuần để trông nom bà. Trên đường đi, chứng kiến nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc, Thùy tự dặn lòng phải cẩn thận, không thể không về với bà, không thể để bà một mình. “Tình thương và trách nhiệm giúp tôi mạnh mẽ hơn”, Thùy chia sẻ.

Điểm tựa cho người thân

Khi dịch bệnh phần nào được kiểm soát cũng là lúc Thùy có quyết định quan trọng của cuộc đời . “Tôi vừa cưới vợ. Cô ấy là người cùng quê. Cả hai đã thương nhau được mấy năm”, cậu vui vẻ “khoe”.

Bao hiem Chubb Life anh 3

Thùy quyết định kết hôn khi dịch bệnh phần nào được kiểm soát.

Đám cưới được tổ chức đơn giản vào cuối tháng 10 vừa qua. Ngôi nhà nay đã ấm áp hơn khi có thành viên mới. Không giấu được niềm vui, Thùy cho biết bản thân cảm thấy trưởng thành hơn khi có người bạn đồng hành qua nắng mưa cuộc đời, đặc biệt khi người ấy không chê cậu nghèo, mồ côi bố mẹ.

Trong niềm vui lập thân, Thùy nói về dự định tương lai. Nếu được, cậu sẽ tiếp tục công việc của một công nhân đóng giày ở quê. Những ngày này, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp ở khắp nơi, trong đó có quê nhà, Thùy nhận ra được ở bên người thân và khỏe mạnh là điều hạnh phúc nhất.

Trải qua nhiều biến cố khiến Thùy luôn nghĩ về các khoản tích lũy cho hiện tại và tương lai. Cậu từng chứng kiến cảnh những người bạn để dành vài chục triệu đồng tiền mặt mỗi năm, nhưng chỉ qua một trận bệnh đã hết sạch, khiến vợ con mất điểm tựa, gia đình lao đao. Do vậy, khi được một người anh họ hàng chia sẻ về cách tích lũy vừa bảo vệ cho hiện tại, vừa để dành cho tương lai trước những rủi ro tai nạn, bệnh tật, Thùy nhận ra đây mới là cách tích lũy hợp lý.

Cách đây 3 tháng, cậu mua một gói bảo hiểm của Chubb Life Việt Nam và may mắn trúng thưởng một chiếc xe SH từ chương trình khuyến mại. “Tôi chưa bao giờ nghĩ mình có được chiếc xe giá trị như vậy. Đây là niềm vui kép của tôi trong năm nay”, chàng thanh niên 20 tuổi chia sẻ.

Bao hiem Chubb Life anh 4

Mua bảo hiểm là cách Thùy chọn để đảm bảo cuộc sống ổn định cho gia đình.

Trước khi làm chồng, làm cha, Thùy đã có ý thức chuẩn bị tài chính để giảm nguy cơ từ những rủi ro trong cuộc sống. Việc dành 12 triệu đồng/năm cho gói bảo hiểm giúp cậu có trách nhiệm hơn trong công việc để đảm bảo cuộc sống ổn định. Với người chồng trẻ như Thùy, đó cũng là trách nhiệm với gia đình và vợ con.

Cậu cho biết: “Tôi sẽ nỗ lực kiếm tiền để trang trải cuộc sống và lo cho vợ con thật ổn định. Tôi còn trẻ. Vợ chồng đồng lòng và có hướng đi đúng đắn, chắc chắn sẽ đến đích an toàn”.

Có lẽ, những bế tắc và đau thương khiến người ta thấm thía hơn về sự vững chắc cần có để chuẩn bị một cuộc sống dài lâu từ hôm nay. Như Thùy chia sẻ, khi bản thân thay đổi tư duy, cuộc sống sẽ đổi thay. Nếu bản thân suy nghỉ tích cực, mọi thứ sẽ nhẹ nhàng và bình yên.

Được thực hiện bởi Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam (Chubb Life Việt Nam), chuỗi nội dung “Tiến về phía trước” là những câu chuyện có thật đầy cảm hứng về cách vượt qua giới hạn bản thân và nghịch cảnh của nhiều người ở độ tuổi khác nhau trên khắp cả nước. Chuỗi nội dung hứa hẹn tiếp thêm năng lượng tươi mới để độc giả có thêm động lực vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 và tiến bước vững chắc về phía trước, cho một tương lai tươi sáng hơn.

Giang Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm