Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chơi game mà vẫn học tốt?

Cận kề mùa tuyển sinh, hiện có rất nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng cho khi thấy con em vẫn thích thú chơi game. Liệu chơi game nhiều có phải là nguyên nhân chính gây nên việc thi hỏng ĐH ?

Chơi game mà vẫn học tốt?

Cận kề mùa tuyển sinh, hiện có rất nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng cho khi thấy con em vẫn thích thú chơi game. Liệu chơi game nhiều có phải là nguyên nhân chính gây nên việc thi hỏng ĐH ?

Trong thời kỳ công nghiệp hóa đất nước như hiện nay, sự phát triển nhanh ngành công nghệ số đã dẫn đến một số tác động không nhỏ đến lượng lực thanh niên trẻ, những người năng động luôn muốn khám phá cái mới, cái hay. Công nghệ số nói chung, ngành game nói riêng, đã và đang được các bạn trẻ ưu chuộng trong một phần hoặc trọn thời khóa biểu giải trí của mình.

Chơi game mà vẫn học tốt?
Trong mùa thi đầy áp lực, chơi game cũng là một trong những cách giúp teen thoát sự căng thẳng

Đa phần học sinh lớp 12 (HS) đang ở độ tuổi sắp bước qua ngưỡng cửa để trở thành người lớn. Ở tuổi này, HS luôn muốn mình tự chủ trong suy nghĩ cũng như hành động nhằm khẳng  định cái tôi của bản thân. Chính vì thế, những tác động từ một phía rất ít được HS hưởng ứng. Chuyện thi cử, bài vở quá tải và kỳ vọng của phụ huynh có thể khiến HS phải đối mặt với nhiều áp lực, HS căng thẳng và khó tập trung trong học tập. Theo Dịch vụ Thông tin tư vấn OIC thì việc tìm đến game là một trong những cách giúp các cháu thoát khỏi trạng thái căng thẳng ấy.

Tuy nhiên, hấp lực từ các trò chơi trên mạng luôn tác động nhiều đến giới trẻ nếu các em không có bản lĩnh. Do đó, đối với những em không có bản lĩnh, các bậc phụ huynh nên trò chuyện động viên tinh thần các em, giúp các em xác định cái gì là quan trọng và cần đầu tư trong thời điểm này. Theo kinh nghiệm của trung OIC, với những gia đình có con chơi game, một thỏa thuận chung là rất cần thiết. Nó là một biện pháp “ chế tài” mỗi khi con vi phạm nguỵên tắc.

* Có nhiều HS sắp thi ĐH, các em biết điều đó quan trọng. Nhưng cứ hễ vào với game, các em bị dính chặt vào ghế. Liệu có "liều thuốc" nào giúp em thoát khỏi tình trạng đó?

- Thật ra không có một liều thuốc nào giúp em trong vấn đề này. Liều thuốc tốt nhất mà chúng tôi có thể chỉ các em HS chính là sự nỗ lực của bản thân. HS đã nhận thấy “ điểm yếu” của mình là mỗi khi chơi là bị “dính chặt” vào ghế và không thể “cưỡng” lại được. Nếu đợi đến thời gian em giết được con trùm trong game thì mới quay về học liệu rằng có quá trễ trong khi bài vở chất chồng?!

Để hạn chế việc này HS có thể tự lên cho mình một thời khóa biểu cụ thể và tuyệt đối tuân thủ nó. Bên cạnh đó em có thể ấn định thời gian chơi bằng cách bấm đồng hồ hẹn giờ mỗi khi chơi.... Đó là vài cách mà các em có thể tham khảo. Tuy nhiên, có thành công hay không phần lớn lại phụ thuộc vào khả năng kiểm soát của HS.

* Có những HS chuẩn bị thi đại học và muốn chọn ngành IT. Vì mê game và muốn làm những công việc liên quan đến game. Xin hãy tư vấn trong những trường hợp này? 

-  HS mê game, thích học IT và làm việc liên quan đến game nếu quả thực HS có năng lực phù hợp với nghề trên thì phụ huynh cũng chớ lo lắng quá.

Hiện nay, IT đang là ngành rất phát triển ở nước ta. Theo ông Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM (Sở LĐ- TB và Xã Hội TP.HCM), ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành thu hút lao động cao. Nếu HS mê game và chọn ngành IT, chúng tôi nghĩ cháu thích lập trình game.

Game đang rất phát triển ở nước ta, công việc liên quan đến game đang mở ra một thị trường lao động mới, tuy ngành này còn chưa "mạnh" ở Việt Nam. Các ngành liên quan đến game có thể kể đến như: lập trình viên, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà thiết kế tạo mẫu...Trong đó, lập trình viên là những người biến ý tưởng thiết kế, các màn chơi, các hình ảnh nghệ thuật, âm thanh thành một chương trình có thể chạy được gọi là software.

* Trung tâm có thể tư vấn cho HS một số trò chơi luyện cho HS có khả năng tư duy xử lý tình huống và trao dồi Anh ngữ?

- Việc chơi game sau những giờ học căng thẳng sẽ giúp trẻ thư giãn và tiếp thu bài tốt hơn nếu biết cách phân bổ thời gian hợp lý. Tùy vào sở thích và tính cách của cháu mà cháu có thể chọn những trò chơi phù hợp. Các trò chơi giúp phát triển kỹ năng sống, quản lý công việc như SIMS. Dòng game này tái lập 1 cuộc sống thực: học tập, làm việc, trở thành một siêu sao...Các trò chơi giúp kích thích trí tuệ như những game popcap, caro, cờ vua. Để luyện ngoại ngữ thì nên chọn Bookworm – đây là 1 game mang tính học mà chơi, chơi mà học. Các chữ cái sẽ nằm ngổn ngang trên màn hình. Bạn phải đánh dấu các khối chữ cạnh nhau, tạo thành từ có nghĩa. Việc chơi game có thể giúp HS phát triển trí tuệ, kỹ năng nếu biết chơi đúng liều, đúng lượng. Tuy vậy, chúng ta cũng cần hướng trẻ ra các trò chơi vận động ngoài trời nhằm giúp các em phát triển cả thể chất cũng như trí tuệ.

O.I.C

(Theo Thanh Niên)

(Theo Thanh Niên)

Bạn có thể quan tâm