Trong bài viết "Ngẫm nghĩ trường ngoại - trường nội" đăng trên một tờ báo đầu năm 2019, tác giả Nguyễn Văn Mỹ - Người sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty Lữ hành Lửa Việt chia sẻ: “Lâu nay, nhiều người cứ nghĩ chỉ nhà giàu mới cho con học trường ngoại. Thật ra không hẳn. Có những phụ huynh chưa giàu, phải bớt ăn, bớt mặc, tiết kiệm đủ thứ, làm thêm đủ nghề để cho con học trường quốc tế. Không phải vì sĩ diện, cho oai với bạn bè hoặc người thân, mà vì đáng đồng tiền bát gạo”.
Cho con học trường quốc tế không phải vì sĩ diện, mà vì đáng đồng tiền bát gạo. |
Từ trải nghiệm đầu tiên đến 10 năm nhìn lại
Thú thật, ban đầu tôi đã tính cho con học trường chuẩn quốc gia. Nhưng ngồi cân nhắc mọi thứ, tôi thay đổi ý định, dù rất khó khăn, nhất là khoản học phí. Tính toán kỹ, học trường ngoại ‘lời’ rất nhiều thứ: Từ cách học, cách dạy, cách chơi đến việc đưa đón học thêm, ngoại ngữ và kỹ năng sống”, ông Nguyễn Văn Mỹ chia sẻ.
Chị Đoàn Thị Lê Ngàn, kỹ sư chuyên ngành công nghệ in và truyền thông, đã gửi con vào học tại Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) cách đây đúng 10 năm - ngày em Huỳnh Gia Bảo đến tuổi vào lớp 1. Sau khi tìm hiểu rất nhiều ngôi trường công lập, tư thục và quốc tế trên địa bàn TP.HCM, gia đình chị quyết định cho con vào VAS.
“Lúc ấy, chúng tôi chỉ nghĩ rằng để con thử trải nghiệm, nếu con thích thì sẽ học tiếp. Tròn 10 năm, con trai tôi đã học tập, trưởng thành trong ngôi trường ấy. Con đã đạt được những thành tựu rất khả quan về học tập và phát triển cân đối, lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần”, chị nhấn mạnh.
Nhiều phụ huynh tin rằng học trường ngoại “lời” rất nhiều thứ. |
Cuối năm lớp 10, Gia Bảo đoạt được 4 học bổng du học tại Mỹ và 1 học bổng tại học viện Apax Franklin của Canada, chương trình 5+5. Tuy nhiên, điều gia đình chị tự hào hơn cả là con biết kính trọng, lễ phép, yêu thương mọi người, đóng góp từ thiện giúp đỡ những người khó khăn và chủ động, tích cực trong học tập.
“Vài tháng nữa, con sẽ sang Mỹ du học. Nhìn lại chặng đường 10 năm qua, chúng tôi tin rằng mình đã lựa chọn đúng đắn”, chị Ngàn cho biết.
Thành quả của giáo dục bền vững
Ông Nguyễn Văn Mỹ và chị Đoàn Thị Lê Ngàn đều là những phụ huynh đã có nhiều rất năm gắn bó với VAS. Họ có chung niềm tin về giá trị bền vững của một tổ chức giáo dục nằm ở tầm nhìn, sự chuyên nghiệp và tính nhân văn trong việc đào tạo, phát triển con người.
Chị Nguyễn Thị Hồng Thủy, nghệ sĩ violoncelle, Nhà hát Giao hưởng TP.HCM, phụ huynh em Đinh Nam Anh, học sinh lớp 12H.3, cơ sở Hoàng Văn Thụ, chia sẻ: “Học sinh VAS được trang bị kiến thức từ chương trình tiếng Việt lẫn Cambridge, được đội ngũ giáo viên tâm huyết và chuyên môn cao hướng dẫn - đã và đang thành công ở nhiều cuộc thi danh giá cấp quốc gia và quốc tế”.
Vì vậy, các con rất tự tin khi sánh vai cùng học sinh các trường chuyên, hoặc trường quốc tế khác. Chị Hồng Thủy cho rằng VAS cũng nên tạo thêm nhiều cơ hội để học sinh giao lưu, tiếp cận, dự thi những cuộc thi quốc tế về khoa học, kỹ thuật, ngôn ngữ, học thuật hàng năm. Đây cũng là một điểm cộng đáng kể trong hồ sơ du học của trẻ.
Năm học 2018-2019, VAS có 17 học sinh nhận được học bổng du học với tổng trị giá hơn 2 triệu USD tại các trường đại học danh tiếng từ Mỹ, Anh, Australia, Canada, Thụy Sĩ và Nhật Bản. |
Em Nam Anh đã đoạt học bổng toàn phần trị giá 294.000 USD cho 4 năm tại Viện đại học Chicago, Mỹ. Nền tảng kiến thức vững chắc được trang bị từ chương trình giáo dục Cambridge và MOET, kết hợp với hoạt động giáo dục giá trị cốt lõi và những hoạt động ngoại khóa đa dạng trong suốt 15 năm phát triển đã đưa VAS trở thành một trong lựa chọn của hơn 8.500 phụ huynh TP.HCM năm học 2018-2019.
Độc giả có thể đăng ký trải nghiệm môi trường học tập quốc tế tại VAS tại đây hoặc qua hotline 0911267755.