Kết hôn với chồng người Nhật ngại ống kính, chị Hoàng Thị Chúc Lan (33 tuổi, tỉnh Gifu, Nhật Bản) chấp nhận bỏ qua phần chụp ảnh cưới mà bất cứ cô dâu nào cũng mong muốn.
Với chị Chúc Lan, việc thiếu một bộ ảnh cưới không phải là thiệt thòi. Đó chỉ là điều kiện đủ, không phải điều kiện cần. Vì vậy, chị không gây áp lực, sợ anh Akitaka Fukui không thoải mái.
Rủ chồng chụp ảnh cưới sau 5 năm
Chị Chúc Lan chia sẻ, chị chỉ cần nhà trai hỏi cưới đàng hoàng, đúng phong tục người Việt. Sau cưới, anh Akitaka yêu thương, chăm sóc chị như lời hứa với cha mẹ vợ là đủ.
“Chồng mình không thoải mái trước ống kính mà mình cố gượng ép thì đôi khi ảnh cưới không đẹp.
Như vậy, hai vợ chồng vừa mất thời gian, tốn tiền bạc và lại thêm buồn phiền. Nên thôi, cái gì khó quá thì mình chọn lướt qua nhẹ nhàng”, chị Chúc Lan tâm sự.
Hàng năm, cứ đến kỷ niệm ngày cưới, chị Chúc Lan thường dành nhiều tâm sức chuẩn bị điều bất ngờ cho ông xã. Năm nay, vợ chồng chị tròn 5 năm bên nhau.
Trong 5 năm bên nhau, cô dâu Việt từng bước giúp chồng Nhật làm quen với ống kính. |
Trong khoảng thời gian đó, chị Chúc Lan và anh Akitaka trải qua biết bao khoảnh khắc ngọt ngào. Trong những chuyến dã ngoại, chị vốn thích chụp ảnh, quay phim nên tập cho chồng làm quen với ống kính. Đến nay, anh Akitaka không còn ngại ngùng mà đã biết tạo dáng rất chuyên nghiệp.
Năm nay cũng là năm đầu tiên chị Chúc Lan trồng hoa hồng trong vườn nhà. Ngắm những đóa hồng nở rực rỡ, chị nghĩ giá mà có ai đó chụp ảnh cưới hoặc tổ chức lễ cưới để cắt hoa tặng họ làm hoa cầm tay cô dâu.
Chờ mãi cũng chẳng thấy ai cưới hỏi, chị Chúc Lan chợt nảy ra ý tưởng “hay là mình tự làm cô dâu, tự chụp ảnh cưới”.
Khi cô vợ Việt Nam thỏ thẻ ngỏ ý chụp ảnh cưới, anh chồng Nhật Bản có chút bất ngờ.
Anh Akitaka hỏi: “Mình cưới lâu rồi, sao bây giờ em lại muốn chụp ảnh?”.
Chị Chúc Lan trả lời: “Em muốn làm album ảnh đánh dấu cột mốc quan trọng 5 năm chúng ta bên nhau. Hoa hồng cũng đang đẹp lắm”.
Khảo sát địa điểm chụp ảnh cưới ở công viên. |
Vợ dứt lời, anh Akitaka gật đầu, hào hứng lắng nghe chị Chúc Lan “trình bày” kế hoạch và phong cách chụp ảnh cưới.
Anh luôn mỉm cười, tin tưởng gu thẩm mỹ của vợ.
Cô dâu tự lo từ A-Z
5 năm trước, chị Chúc Lan tặng chồng 1 chiếc cà vạt và 1 chiếc áo dài, còn anh tặng vợ 2 váy cưới, 2 áo dài. Tất cả trang phục cưới ngày trước, hai người giữ gìn rất kỹ lưỡng.
Thế nên, lần chụp ảnh này, chị Chúc Lan chọn chiếc váy từng mặc trong lễ cưới. May mắn, chiếc váy cưới cũ vẫn vừa vặn, ôm trọn thân hình thon gọn của chị. Trong khi đó, anh Akitaka được vợ chăm quá tốt nên bộ lễ phục cũ phải nới ra tối đa.
Chị Chúc Lan mặc lại váy cưới cũ để chụp bộ ảnh cưới đầu tiên sau 5 năm kết hôn. |
Chị Chúc Lan chọn bối cảnh chụp ảnh cưới là công viên gần nhà. Thời điểm chụp vào tháng 5 vừa qua, trước lễ kỷ niệm 5 năm ngày cưới. Đây là lúc thời tiết mát mẻ, mặt trời lặn muộn và hoa hồng đang độ nở rộ.
Trước ngày chụp 1 tuần, vợ chồng chị lên công viên khảo sát và chọn bối cảnh sao cho phù hợp, không ảnh hưởng đến người khác.
Chị Chúc Lan kể: “Chúng tôi chọn chụp vào ngày trong tuần, tránh cuối tuần để không đông người.
Để chụp được những bức ảnh hoàng hôn trên đồi, chúng tôi phải theo dõi thời tiết trong suốt 1 tuần.
Tôi tính toán, khởi hành từ nhà vào 17h, chụp đến 18h30 là hoàn tất. Vì vậy, anh Akitaka xin công ty cho về sớm 30 phút, ghé nhà mặc vest và đón tôi ra công viên”.
Trong khi đó, chị Chúc Lan ở nhà tự bó hoa, ủi váy cưới, trang điểm, bới tóc, sạc pin máy ảnh, chuẩn bị chân máy ảnh, nước uống, giày dép, bảng Home viết tay… Tất cả được chị chuẩn bị thật chu đáo, chỉ chờ chồng về đến nhà, thay vest, rồi lên xe đi ngay.
Chị Chúc Lan vừa tạo dáng vừa vào vai thợ ảnh. Chị mặc váy cưới, chạy tới chạy lui căn chỉnh máy ảnh, hướng dẫn chồng tạo dáng…
Anh Akitaka đã thoải mái tạo dáng. |
Ở lần chụp này, anh Akitaka khá thoải mái, tự nhiên trước ống kính. Thế nên, chất lượng bộ ảnh cưới 0 đồng làm chị Chúc Lan rất hài lòng.
“Nếu không tính tiền giặt, hấp, hút chân không váy cưới để bảo quản được lâu thì đúng là bộ ảnh không tốn 1 đồng nào.
Tôi hơi tiếc, khi trước ngày chụp, nơi tôi sống có mưa lớn khiến hoa hồng bị hỏng nhiều. Bởi vậy, bó hoa cưới của tôi ít hoa và nhỏ.
Ngoài ra, tôi không quá kỳ vọng mà xác định bộ ảnh cây nhà lá vườn đạt chất lượng đúng như phong cách bình dân của mình”, chị Chúc Lan bộc bạch.
Tổng kết 5 năm bên chồng, chị Chúc Lan cảm thấy may mắn khi chọn đúng người.
Người ta thường nói phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng nhưng chị không nghĩ vậy. Chị nghĩ phụ nữ hơn nhau ở cách chọn chồng. Sướng khổ do chính mình lựa chọn chứ không phải nhờ vào ai khác.
Bộ ảnh cưới ấn tượng. |
“Sau khi chọn đúng người, tôi nghĩ vợ chồng phải có sự tôn trọng và thấu hiểu. Ai cũng có điểm mạnh điểm yếu riêng, ít nhắc đến điểm yếu nhưng hãy khen thật nhiều điểm mạnh.
Bên cạnh đó, việc thân thiết với gia đình chồng, đặc biệt là bố mẹ chồng, quan tâm chăm sóc, hiếu thảo với họ chính là cách khôn ngoan khiến chồng luôn cảm kích và muốn yêu thương mình thật nhiều”, chị Chúc Lan chia sẻ trong hạnh phúc.
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.