Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ tịch Fed nói lý do chưa thể cắt giảm lãi suất

Fed đã giữ nguyên lãi suất trong tháng 1, nhưng lưu ý việc cắt giảm sẽ không phù hợp cho đến khi cơ quan này có “niềm tin lớn hơn” rằng lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu 2%.

Chủ tịch Fed Jerome Powell. Ảnh: Anna Moneymaker/Getty.

Nhiều chuyên gia cho rằng ngân hàng trung ương Mỹ vừa cứu nền kinh tế khỏi lạm phát mà không khiến hàng triệu người mất việc. Khi người Mỹ đang phải hứng chịu đợt lạm phát cao nhất trong 40 năm, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 11 lần để hạ nhiệt nền kinh tế. Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện vào khoảng 5,25-5,5%.

Các nhà kinh tế dự kiến có một cuộc suy thoái, nhưng hiện tại lạm phát đang giảm trong khi số lượng việc làm tại Mỹ ở rất gần mức cao nhất trong 50 năm.

Chủ tịch Fed kỳ vọng có 3 lần giảm lãi suất trong năm nay

Trong cuộc phỏng vấn phát sóng trên CBS News, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết đã đến lúc cắt giảm lãi suất, nhưng ông đề nghị người Mỹ kiên nhẫn hơn một chút trong cuộc chiến chống lạm phát của ngân hàng trung ương.

Ông nói nền kinh tế Mỹ đang mạnh và ngân hàng trung ương có thể sẽ hạ lãi suất vào cuối năm nay và “ít có khả năng” xảy ra vào tháng 3 như Phố Wall từng kỳ vọng.

“Chúng tôi đã nói với báo chí về việc Fed muốn tự tin hơn rằng lạm phát đang giảm xuống tỷ lệ mục tiêu 2%. Tôi nghĩ khó có khả năng Ủy ban thị trường mở liên bang của Mỹ (FOMC) sẽ đạt được sự tin cậy này vào nền kinh tế ngay trong cuộc họp tháng 3", ông Jerome Powell nói.

Lần cuối cùng ông Powell xuất hiện trong chương trình này là vào tháng 4/2021, khoảng 11 tháng trước khi ngân hàng trung ương bắt đầu chế độ tăng lãi suất mạnh mẽ kéo dài hai năm để chống lại tỷ lệ lạm phát gia tăng tại Mỹ.

Lãi suất tham chiếu của Fed hiện ở mức cao nhất trong 23 năm nhưng dấu hiệu cho thấy sẽ có một sự thay đổi chính sách sắp xảy ra. Fed đã giữ lãi suất ổn định lần thứ tư liên tiếp vào tuần trước và việc cắt giảm lãi suất dự kiến diễn ra trong năm nay.

Lạm phát đã giảm đáng kể trong những tháng gần đây, tiến gần hơn đến mục tiêu 2% của Fed. Điều đó có nghĩa là Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào năm 2024, điều mà chính các quan chức của Mỹ đã đưa ra dự kiến ​​trong tháng 12/2023.

Nhưng tuyên bố về chính sách phát đi trong cuộc họp tháng 1 của ngân hàng trung ương đã đẩy lùi kỳ vọng của Phố Wall về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ xảy ra tại cuộc họp của Fed vào tháng 3.

Trước đó vào cuộc họp hôm thứ Tư tuần trước, ông Powell vẫn nhấn mạnh rằng “không có đề xuất cắt giảm lãi suất” và việc cắt giảm lãi suất vào tháng 3 “là trường hợp khó xảy ra”.

Fed anh 1

Vài tháng qua, giá cả tại Mỹ hạ nhiệt đáng kể, tiến gần mục tiêu 2% của Fed. Ảnh: Charly Triballeau/Getty Images.

Tuy nhiên, theo công cụ đo lường CME FedWatch Tool, thị trường tài chính nhận thấy 20% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 3 và 71% khả năng cắt giảm vào tháng 5.

“Tất nhiên, chúng tôi chú ý đến thị trường và chúng tôi hiểu những gì đang diễn ra trên thị trường tài chính toàn thế giới”, Powell phát biểu về sự không đồng nhất giữa quan điểm của Phố Wall và các nhà hoạch định chính sách. Nhưng Powell nói rằng ông vẫn kỳ vọng Fed có thể sẽ cắt giảm lãi suất ba lần trong năm nay.

"Nền kinh tế Mỹ đang mạnh"

Vài tháng qua, giá cả tại Mỹ đã hạ nhiệt đáng kể, lạm phát tiến gần mục tiêu 2% của Fed. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) - cũng là thước đo lạm phát ưa thích của Fed - chỉ tăng 2,6% trong tháng 12/2023.

Sức khoẻ của nền kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng nhanh hơn dự báo. Tháng trước, nền kinh tế lớn nhất thế giới tạo thêm 353.000 việc làm mới, nhiều nhất trong một năm qua. Niềm tin tiêu dùng đang ở mức cao. Thị trường chứng khoán khởi sắc và lạm phát hạ nhiệt đáng kể.

Mỹ dường như sắp "hạ cánh mềm" khi giá cả được kiềm chế mà không gây ra suy thoái. Chính ông Powell cũng tự tin với diễn biến hiện tại. "Nền kinh tế vẫn mạnh. Thị trường cũng vậy. Lạm phát đang đi xuống. Không có lý do gì điều này không tiếp tục", ông Powel phân tích thêm.

Nhưng Chủ tịch Fed cũng lưu ý rằng nhiều người Mỹ tiếp tục cảm thấy khó khăn do giá cả những mặt hàng hàng tạp hóa vẫn ở mức cao và giá thuê nhà vẫn chưa ngừng tăng.

“Nhìn lại những nhu yếu phẩm cơ bản như bánh mì, sữa, trứng và các loại thịt, giá cả hiện tại đã cao hơn đáng kể so với hồi trước đại dịch. Chúng tôi nghĩ đó là lý do chính khiến mọi người vẫn chưa chịu hài lòng với một nền kinh tế đang duy trì tại mức khá tốt”, ông Powel kết luận.

Nền kinh tế với độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ xu hướng kinh tế thế giới. Trong thế giới kinh doanh phức tạp và thay đổi liên tục như hiện nay, việc cập nhật kiến thức và hiểu biết về các xu hướng kinh doanh trên thế giới là rất quan trọng. Để độc giả có thể tiếp cận những thông tin kinh tế quốc tế mới nhất, Tri thức - Znews giới thiệu Tủ sách kinh tế thế giới với những cuốn sách và câu chuyện kinh doanh đáng chú ý. Từ việc nghiên cứu các công ty hàng đầu đến việc khám phá những xu hướng kinh tế mới, Tủ sách sẽ là nơi cập nhật các thông tin mới nhất về hoạt động kinh tế toàn cầu.

Dân buôn xả hàng, nhiều loại pháo hoa Z121 rẻ hơn giá niêm yết

Cận Tết, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước, một số sản phẩm giảm về thấp hơn giá niêm yết.

100% chuyến tàu Tết từ ga Sài Gòn chạy đúng giờ

Các đoàn tàu xuất phát ở ga Sài Gòn cao điểm Tết đều đúng giờ. Hiện ngành đường sắt đã bán khoảng 360.000 vé tàu Tết.

Doanh nghiệp TP.HCM dành hơn 8.500 tỷ đồng chuẩn bị hàng Tết bình ổn

Năm nay, các mặt hàng bình ổn thị trường chiếm thị phần từ 25% đến 43% tại các hệ thống bán lẻ ở TP.HCM. Trong 2 ngày cận Tết, một số hàng thiết yếu sẽ được giảm giá sâu.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm