Sáng 3/2, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các bô lão làng Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) xuống đồng đi cày đầu năm khai mạc lễ hội Tịch Điền, mong mùa màng bội thu.
Hàng nghìn người dân và du khách thập phương có mặt tại làng Đọi Sơn tham dự lễ hội Tịch Điền sáng mùng 7 tháng Giêng âm lịch.
Sáng nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng nhiều lãnh đạo Trung ương, địa phương tham dự lễ hội. Trong cuốn Việt lược sử biên soạn vào thời Trần, năm Đinh Hợi (987) vua Lê Đại Hành về cày tịch điền ở Đọi Sơn, mở đầu phong tục đẹp để các vị vua triều đại sau noi gương khuyến nông.
Chủ tịch nước cùng lãnh đạo địa phương sử dụng 6 máy cày chuyên dụng để thực hiện nghi thức xuống đồng đầu năm, cầu mong mùa màng bội thu. Khác mọi năm, Chủ tịch nước lái máy cày nhằm hưởng ứng phong trào "công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn".
Người dân xã Đọi Sơn, Duy Tiên, vỗ tay khi thấy Chủ tịch nước lái máy cày.
Đường cày dài hơn 50 m do Chủ tịch nước Trần Đại Quang tự lái.
Trước đó, cụ Đinh Trọng Tế (89 tuổi ở thôn Đọi Nhất, xã Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam) vinh dự được đóng vai nhà vua Lê Đại Hành đi cày.
Đây là năm thứ 8 vị bô lão già của địa phương làm công việc này.
Các thiếu nữ đi sau thả hạt giống xuống những luống cày. Lễ hội là dịp người dân Đọi Sơn nói riêng và cả nước nói chung cầu mong về một mùa màng bội thu, nhiều thắng lợi.
Màn múa rồng đặc sắc do người dân xã Đọi Sơn thực hiện.
Những con trâu màu sắc sặc sỡ được trang trí bắt mắt trước đó hai ngày để thực hiện nghi thức tại lễ hội.
Con trâu năm thứ 3 liên tiếp của anh Nguyễn Trung Đắc (thôn Nội, xã Tiên Ngoại, Duy Tiên) thực hiện nghi thức cày đầu năm.
Màn trống khai hội do phụ nữ xã Đọi Sơn thực hiện khiến không khí lễ hội càng trở nên náo nhiệt.
Một va chạm nhỏ xảy ra trong khi thi đấu khiến cho hai thanh niên bị chảy máu ở mặt tại lễ hội vật cầu làng Thúy Lĩnh (quận Hoàng Mai, Hà Nội), chiều 2/2.
Màn cướp hoa tre tuy được cho là tục lệ nhưng đã bị đẩy lên một cách thái quá khiến cho cảnh tượng được chờ đợi ở lễ hội Đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) xấu xí, lộn xộn.
Sau nhiều năm gây tranh cãi về nghi thức chém lợn, sáng mùng 6 Tết, dân làng Ném Thượng (Bắc Ninh) lần thứ hai tiến hành dựng rạp "hành quyết" kín và tăng cường an ninh.