1. Chùa Thầy có tên gọi khác là chùa gì?
Chùa Thầy còn có tên gọi khác là Chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự, theo thông tin từ website Sở du lịch Hà Nội. Ảnh: Vanhoaphatgiao. |
2. Chùa Thầy cách Hà Nội bao nhiêu km?
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng hơn 20 km, chùa Thầy tọa lạc dưới chân núi Sài Sơn, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Ảnh: @Akari.sakata. |
3. Chùa Thầy gắn với vị thiền sư nào?
Thiền sư Từ Đạo Hạnh nổi tiếng ở Việt Nam là một danh nhân Văn hóa Lịch sử của thời Lý. Người đời gọi ông là thầy thuốc, thầy dạy nghệ thuật múa rối nước... Đây cũng chính là nơi ông tu trì và tĩnh tọa nên có tên là chùa Thầy, núi Thầy. Ảnh: vngo. |
4. Cây cầu nào không thể bỏ qua khi tới thăm chùa Thầy?
2 cây cầu Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều là nơi các bạn trẻ đến vãn cảnh và ăn uống rất đông đúc. Cây cầu có thiết kế đặc biệt với mái ngói cổ, hình vòm, khiến ta liên tưởng đến chùa Cầu, Hội An. Hai cây cầu nối sang 2 bên bờ khiến cảnh vật trở nên thơ mộng và yên bình trên mặt hồ nước quanh năm xanh biếc. Ảnh: Nam Mai. |
5. Tới chùa Thầy bạn có thể làm những gì?
Chùa Thầy là quần thể di tích có động, có núi, có hồ nên bạn có thể tham quan khám phá động Cắc Cớ, leo núi lên Chợ Trời và vãn cảnh xung quanh để cảm nhận hết được không khí cũng như vẻ đẹp cổ xưa của ngôi chùa. Ảnh: dulich. |
6. Đến chùa Thầy mùa lễ hội, bạn được xem bộ môn nghệ thuật gì đặc biệt ở Thủy Đình?
Mỗi năm vào dịp lễ hội, du khách ghé thăm chùa Thầy sẽ được thưởng thức nghệ thuật múa rối nước. Đây cũng chính là cách đời sau tưởng nhớ sự truyền dạy của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ảnh: Tuedang. |
7. Từ chùa Thầy, bạn có thể tham quan những địa điểm nào khác?
Từ chùa Thầy, bạn có thể dễ dàng di chuyển tới các địa điểm chùa gần đó để tham quan cũng như cảm nhận được vẻ đẹp tương đồng và khác biệt của những ngôi chùa e ấp bên những ngọn núi đã có từ lâu năm. Một chuyến du lịch tâm linh thật trọn vẹn nếu như chúng ta biết cách kết hợp chuyến đi và có thời gian hợp lý. Ảnh: Chuanoitieng. |