Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Chùm poster' - Chiêu mới của làng phim Trung Quốc

Đó là phương thức quảng bá đặc trưng đối với các tác phẩm điện ảnh lớn.

'Chùm poster' - Chiêu mới của làng phim Trung Quốc

Đó là phương thức quảng bá đặc trưng đối với các tác phẩm điện ảnh lớn.

Có thể nói, poster phim là một trong những cầu nối đầu tiên giữa khán giả và tác phẩm điện ảnh. Poster thể hiện trọn vẹn linh hồn của cả bộ phim, từ thông tin phim cho đến bối cảnh, không khí của tác phẩm. Chính vì vậy, poster không chỉ đơn thuần là một "công cụ quảng bá" mà còn là "dấu hiệu nhận diện" của một bộ phim. Đặc biệt, ở điện ảnh Hoa ngữ, các nhà làm phim còn thường "xuất xưởng" poster theo chùm, khiến chúng trở thành phương thức quảng bá đặc trưng đối với các tác phẩm điện ảnh lớn.

 

Chùm poster phim So Young.

Không phải tự nhiên mà các nhà làm phim Hoa ngữ đặc biệt thích chiêu tung poster hàng loạt này, bởi nó mang đến hiệu quả khá lớn về nhiều mặt. Trước hết, về mặt truyền thông, với lợi thế về số lượng, các chùm poster thường gây chú ý mạnh hơn so với các poster lẻ. Thay vì tung ra vỏn vẹn một tấm poster ít gây chú ý dư luận và dễ dàng bị khán giả bỏ qua thì các nhà sản xuất thường tung hẳn một bộ poster cho báo chí dễ đưa tin và người hâm mộ xem cho "đã mắt".

Đồng thời, khi in ra dán ngoài đường hay ở những nơi công cộng, poster chùm sẽ khiến người qua đường không thể không đánh mắt tới bởi tần suất xuất hiện đã được tăng theo bội số mà chả hề trùng lặp lại.

Như đã nói, poster là linh hồn của cả bộ phim nên cho dù không là poster chính thì các nhà làm phim cũng không bao giờ làm xuềnh xoàng cho qua. Thông thường, các chùm poster được thiết kế theo từng chủ đề nhất định thể hiện tư tưởng, bối cảnh phim. Nếu như một poster đầy đủ thể hiện nguyên vẹn và tổng hợp cả câu chuyện trong phim thì mỗi poster đơn như một lát cắt chi tiết của câu chuyện đó.

Đơn cử như bộ poster mới nhất với chủ đề The Dinner của Tiểu thời đại 2, tuy tách riêng "zoom" kỹ vào từng người với từng tâm trạng, thái độ khác nhau trong bữa tối nhưng khi nhìn một cách tổng quát, khán giả vẫn có thể cảm thấy không khí nặng nề, căng thẳng của bàn ăn, từ đó bối cảnh u ám, phức tạp của bộ phim cũng như dần hé lộ. Đó là một trong những lợi thế của poster chùm, vừa đi sâu được vào chi tiết, lại vừa khiến khán giả có cái nhìn tổng quát. Nếu nói một bộ poster là một trailer bằng hình ảnh thì quả thật cũng không sai chút nào.

Đối với những "bom tấn" lớn có nhiều ngôi sao thì việc làm poster tổng hợp quả thật là một điều khó khăn: phải cân nhắc thiết kế làm sao để vừa đúng với tinh thần phim lại vừa lòng khán giả. "Ngôi sao này hình ảnh quá nhỏ", "ngôi sao kia ở góc quá khuất", "người này nhìn có vẻ lép vế so với người kia",...

Những vấn đề tương tự như vậy luôn khiến các nhà làm phim phải đau đầu, thậm chí nếu không khéo léo có thể mất một lượng lớn khán giả. Chính vì vậy, để "huề cả làng" thì việc thiết kế mỗi người một cái poster là giải pháp hoàn hảo nhất, để khỏi ai "tị" ai. Cho dù là vai chính hay vai phụ, thậm chí chỉ là khách mời thì cũng có poster riêng theo phong cách phim, vậy là các fan ai cũng thỏa lòng khi thấy thần tượng mình "ngang hàng" với những người khác. Lượng fan đông đảo của các ngôi sao đương nhiên sẽ khiến cho doanh thu phòng vé của phim tăng ầm ầm chả mấy khó khăn.

Ngoài ra, poster chùm còn có thể tạo ra kha khá lợi nhuận cho nhà sản xuất phim khi in ra để bán như thứ đồ lưu niệm khi phim đang "gây sốt". Đặc biệt đối với những "fan cứng" của phim, họ chẳng ngại gì khi mua cả bộ poster về làm kỷ niệm thay vì chỉ một cái như thông thường, chưa kể đến fan ruột của các minh tinh trong phim sẽ đua nhau đi mua poster của thần tượng. Thành ra, số lợi nhuận "ăn theo" này cũng tăng theo cấp số đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của phim.

Với cả "mớ" lợi ích như thế thì chẳng dại gì các tác phẩm lớn của màn ảnh Hoa ngữ không tung cả loạt poster cho... bõ công thiết kế, phải không nào?

Theo Tiin

Theo Tiin

Bạn có thể quan tâm