Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chương trình chất lượng cao và đại trà khác nhau thế nào?

Theo học chương trình chất lượng cao, sinh viên phải đảm bảo yêu cầu chuẩn đầu vào và đầu ra tiếng Anh cao hơn hệ đại trà.

Trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2021, một học sinh đã có câu hỏi về sự khác nhau giữa hai chương trình đào tạo chất lượng cao và đại trà ở các cơ sở giáo dục đại học hiện nay.

TS Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết sự khác biệt giữa hai chương trình đào tạo này không chỉ ở mức học phí.

Su khac nhau giua chuong trinh chat luong cao va dai tra anh 1

Nhiều thí sinh thắc mắc về sự khác biệt ở hai chương trình đào tạo chất lượng cao và đại trà. Ảnh: Phương Minh.

Năm 2020, ở ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, mức học phí của chương trình chất lượng cao các ngành Báo chí, Quan hệ quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, Ngôn ngữ Đức, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là 36 triệu đồng/năm. Trong khi học phí hệ đào tạo đại trà là 8 triệu đồng/năm.

TS Phạm Tấn Hạ nhận định mức học phí của hệ chất lượng cao thường cao gấp 3 lần so với hệ đào tạo đại trà.

Ngoài sự khác biệt về học phí, chương trình chất lượng cao đòi hỏi sinh viên phải có khả năng học được tiếng Anh. Ông Hạ cho biết 50% các môn học ở hệ chất lượng cao là giảng dạy bằng tiếng Anh. Sinh viên phải đảm bảo được các kỹ năng nghe, hiểu, nói mới có thể học tập tốt ở môi trường này.

Ngoài ra, yêu cầu về chuẩn đầu ra tiếng Anh của sinh viên hệ chất lượng cao sẽ cao hơn so với hệ đại trà.

"Việc yêu cầu như vậy sẽ giúp sinh viên đảm bảo khả năng hội nhập tốt, đủ sức làm việc và cạnh tranh trong môi trường quốc tế" - ông Hạ chia sẻ.

Sinh viên theo học hệ chất lượng còn có môi trường học tập tốt hơn với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, phòng máy lạnh. Mỗi lớp học có số lượng sinh viên ít nên sự tương tác với giáo viên nhiều hơn.

Tốt nghiệp cử nhân luật có cần học thêm để làm thẩm phán?

Sinh viên tốt nghiệp bằng cử nhân luật có thể làm việc ở sở tư pháp, tòa án, viện kiểm sát. Tùy theo vị trí đăng ký ứng tuyển, các cơ quan tuyển dụng sẽ có yêu cầu riêng.

Nguyễn Hằng

Bạn có thể quan tâm