Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyên gia kỹ năng sống nói về việc đi qua thủy tinh

Khi biểu diễn đi trên thảm thủy tinh, nhà sản xuất chương trình chạy dòng khuyến cáo: "Đây là màn biểu diễn của các diễn viên chuyên nghiệp. Khán giả không nên thử tại nhà".

Nhiều người bày tỏ lo lắng với cách dạy trẻ lòng dũng cảm bằng bài học đi trên thủy tinh.

"Nếu trẻ đọc mà chưa hiểu thấu đáo, tự ý làm thử một mình khi ở nhà, hoặc rủ bạn bè cùng làm, thách đố nhau, liệu có an toàn được hay không?”, chị Thu Thảo, một giáo viên tiểu học nói.

Anh Bình Đặng, có hai con trai bày tỏ quan điểm: mạnh mẽ là trong suy nghĩ chứ không phải liều lĩnh, lì lợm.

Một bạn đọc khác thì cho biết không bao giờ cho con học lớp 1 đi trên mảnh thủy tinh để biến thành “đại bàng”.

Khi biểu diễn đi trên thảm thủy tinh trên truyền hình, nhà sản xuất chương trình chạy dòng khuyến cáo:
Khi biểu diễn đi trên thảm thủy tinh trên truyền hình, nhà sản xuất chương trình chạy dòng khuyến cáo: "Đây là màn biểu diễn của các diễn viên chuyên nghiệp. Khán giả không nên thử tại nhà".

'Học sinh muốn đi trên thủy tinh không chỉ một lần'

Theo các chuyên gia về kỹ năng sống, những học viên từng trải nghiệm cảm giác đi trên thủy tinh đều muốn thử lại nhiều lần bài tập này.

Không đạt được mục đích bài học

Ông Đỗ Linh, chuyên gia huấn luyện kỹ năng sống - Công ty Skill Up - cho biết, ông phản đối việc dạy trẻ nhỏ lòng dũng cảm bằng cách đi trên thảm thủy tinh.

Theo ông Linh, việc đi trên thảm thủy tinh xuất phát từ mục đích thể hiện sự trưởng thành của một người trên 18 tuổi chứ không phải những trẻ ở lứa tuổi cấp 1.

“Dùng một thử thách được áp dụng cho người lớn và bắt trẻ con thực hành để chứng minh lòng dũng cảm thì trước tiên là sai nguyên tắc, sai thiết kế và sai cả mục đích của việc huấn luyện này. ”, ông Linh bày tỏ.

Đồng tình, anh Huỳnh Văn Toàn, trưởng khoa huấn luyện Kỹ Năng (trường Đoàn Lý Tự Trọng), tổng trưởng Tổng đoàn Sao Bắc Đẩu, cho rằng trò chơi đi trên mảnh thủy tinh không phải là dũng cảm mà là liều mạng và ngông cuồng, độ nguy hiểm cao.

“Để khuyến khích cho trẻ lớp 1 thì có nhiều cách khác, chẳng hạn như dũng cảm nói chuyện trước tập thể, trình bày ý kiến của mình trước ba mẹ, dám đi cùng bạn bè mình để thực hiện ước mơ, trao đổi, dám nhận lỗi về mình, dám vượt qua thử thách trong một môn học nào đó…”, anh Toàn nhận định.

Một vấn đề khác là những thảm thủy tinh này phải được chuẩn bị rất kỹ càng chứ không phải cứ “đập bừa các mảnh thủy tinh rồi đi lên là được”, ông Đỗ Linh nói.

“Ở nước ngoài, những thảm thủy tinh này được đặt hàng, gia công riêng, chỉ dành để áp dụng cho những bài học vượt qua nỗi sợ hãi bằng cách đi trên thảm. Chúng tôi cũng từng làm một bộ giáo cụ này và phải rất cẩn thận từ khâu chọn thủy tinh dày, mài nhẵn những cạnh sắt, nhọn đến việc khử trùng kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng”, ông Linh chia sẻ thêm.

Tiến sĩ (TS) Ngô Thị Tuyên, phó giám đốc thứ nhất Trung tâm Công nghệ giáo dục (Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam) cho rằng nếu giải thích “việc đi trên thủy tinh không có gì nguy hiểm cả” thì mục đích của bài học đã không đạt được.

“Ở đây không phải là biểu hiện của lòng dũng cảm, đó là sự hiểu biết, khi hiểu biết rằng không nguy hiểm thì người ta sẽ tự tin bước đi”, TS Tuyên nói.

Hơn nữa, theo TS Tuyên, nếu việc đi trên thủy tinh làm nguy hại đến trẻ và lấy những điều nguy hại đó để dạy về lòng dũng cảm thì lại càng không được.

“Nếu đi trên thủy tinh và gặp nguy hiểm chỉ vì muốn thể hiện lòng dũng cảm thì đừng nói gì trẻ lớp 1, ngay cả với người lớn cũng không được”, TS Tuyên khẳng định.


Tác dụng ngược

Ông Đỗ Linh cho rằng người lớn và trẻ em có những nỗi sợ khác nhau, việc dạy trẻ lòng dũng cảm bằng thử thách bước qua thảm thủy tinh đôi khi còn tạo ra “tác dụng ngược là khuyến khích sự liều lĩnh ở trẻ em”.

“Chúng tôi đã huấn luyện cho các bạn học sinh, các bạn thanh niên công nhân đi qua mảnh chai rồi. Ở bài tập này có nguy hiểm thì người làm phải chuẩn bị vật dụng sao cho tốt, không phải đồ giả mà là đồ thiệt, dĩ nhiên là khi làm không thể cứ rải mảnh vỡ thủy tinh ra rồi đạp lên sẽ không sao. Có sự sắp xếp hợp lý thì khi đi sẽ bình thường”, anh Nguyễn Tiến Danh, trưởng phòng TDTT và KN THXH, Nhà văn hóa Thanh niên TP HCM cho biết.

Ông Đỗ Linh cho rằng học sinh lớp 1 có nhiều bài tập kỹ năng, chưa cần thiết phải làm bài tập quá khó như vậy. Nhiều khi một số em vượt qua được cái đó sẽ ngộ nhận những nguy hiểm hơn sẽ rất bình thường, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, nhiều cái khác nữa.

"Thử tượng tượng nếu việc này phổ biến, các em về bàn nhau đập vỡ những mảnh thủy tinh, thách nhau ai dũng cảm bước qua thì sẽ nguy hiểm ra sao? Chưa kể các loại thủy tinh còn chưa qua sát trùng, có thể gây bệnh cho trẻ nếu chẳng may cứa vào chân”, ông Linh thể hiện sự lo lắng.

“Một số chương trình truyền hình như Người bí ẩn có chiếu cảnh ăn mảnh chai, đi qua mảnh chai. Nhưng trong phần đó luôn có khuyến cáo rất rõ: Đây là phần biểu diễn của các nhà chuyên nghiệp, không khuyến khích trẻ em và người lớn làm theo”. Sách cũng vậy, nếu phổ biến đại trà mà không khuyến cáo thì chắc chắn có tác dụng ngược”, anh Huỳnh Văn Toàn nói.

Dạy trẻ đi trên mảnh chai, rèn bản lĩnh hay liều lĩnh?

"Sử dụng cách đi qua mảnh chai, lửa, hay gai hồng là để rèn luyện kỹ năng vượt qua các nỗi sợ hãi trong cuộc sống là không đúng", diễn giả Huỳnh Minh Thuận chia sẻ.

http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20150826/di-tren-manh-thuy-tinh-co-gi-la-dung-cam/958716.html

Theo Khoa Nguyễn - An Nhiên/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm