Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện lần đầu đóng phim của Trịnh Công Sơn và Trần Tiến

Không chỉ những giọng ca vàng bị thôi miên bởi nghệ thuật thứ bảy, mà sức lan tỏa mạnh mẽ của điện ảnh còn khiến rất nhiều các thế hệ nhạc sĩ tài hoa, nổi tiếng trong làng nghệ Việt phải dừng chân tham gia vào địa hạt này.

Chuyện lần đầu đóng phim của Trịnh Công Sơn và Trần Tiến

Không chỉ những giọng ca vàng bị thôi miên bởi nghệ thuật thứ bảy, mà sức lan tỏa mạnh mẽ của điện ảnh còn khiến rất nhiều các thế hệ nhạc sĩ tài hoa, nổi tiếng trong làng nghệ Việt phải dừng chân tham gia vào địa hạt này.

Những tên tuổi lẫy lừng, vang danh như: Trịnh Công Sơn, Trần Tiến đều đã một lần hoặc hơn thể hiện khả năng của mình trước ống kính của máy quay.

Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn trong phim Đất khổ.

Với rất nhiều thế hệ người yêu nhạc Việt, Trịnh Công Sơn được gọi bằng nhiều danh xưng khác nhau. Âm nhạc của ông đủ sức để mê hoặc bất cứ ai và cũng đủ sức níu kéo họ ở lại với sự ngưỡng mộ trọn vẹn khi đã trót bước chân vào lãnh địa kỳ diệu của ngôn từ trên mỗi giai điệu, tiết tấu. Không chỉ là tác giả của hàng trăm tình khúc khắc khoải với tính triết lý sâu sắc, Trịnh Công Sơn còn là một diễn viên đặc biệt của điện ảnh Sài Gòn trước năm 1975.

Chỉ một lần duy nhất chạm ngõ với nghệ thuật thứ 7 nhưng nếu đã xem hồn Trịnh phiêu linh trong tác phẩm Đất khổ của đạo diễn Việt kiều Hà Thúc Cần, người hâm mộ đã có thể gọi ông bằng danh xưng diễn viên.

Vẫn bóng dáng, hình tượng phong trần thân quen và chất âm nhạc đặc sệt da vàng, Trịnh Công Sơn nhập thân vào vai diễn Trịnh Quân, cũng là một nhạc sĩ như để tái tạo lại chính hình tượng của mình bên ngoài cuộc sống thực. Một Trịnh Quân yếu đuối, tài hoa sống, sáng tác, chiến đấu trong những năm tháng quá khứ chiến tranh  của dân tộc, trong vùng đất mẹ - xứ Huế khổ đau đầy bi tráng.

Không lên gân, không cường điệu, Trịnh Công Sơn đã gieo vào lòng người xem một niềm cảm thông và sự trân trọng tuyệt đối với những người được mệnh danh là nghệ sĩ cầm bút và cầm đàn hát cho đồng bào, hát cho dân tộc tôi nghe trên những ngổn ngang thương tích chiến tranh. Số phận cá nhân, số phận của những gia đình Việt, số phận của cả một dân tộc, thời đại được vẽ lại chân thực qua những vai diễn, những hình ảnh hoàn toàn được lấy từ chính sự hỗn loạn, mịt mùng.

Đất khổ cho ta thấy một thế giới phù du của những nghệ sĩ muốn tìm sự khuây khỏa trong âm nhạc và nét đẹp u hoài của một nền văn hóa đang trên đà mai một, xói mòn trước những giá trị ngoại lai.

Bộ phim được thực hiện từ năm 1971 ở nhiều địa điểm khác nhau của đất nước. Đến năm 1974, Đất khổ mới được phát hành và chỉ được chiếu có 2 lần cho đồng bào miền Nam theo dõi. Sau đó, nó bị lãng quên hoàn toàn trong xó hầm của nhà đầu tư người Mỹ George Washnis. Năm 1996, bộ phim mới được phổ biến trở lại tại Mỹ và phát hành ở Việt Nam.

Có thể thấy Trịnh Công Sơn trong tạo hình nhân vật Trịnh Quân với áo jacket bụi bặm, quần Jean ống loe phủi bụi, tóc dài, cầm đàn ghi ta trên tay như mang cây thập tự đời mình lang thang khắp mọi nẻo đường trên hành trình từ miền Nam trở về miền Trung để hát về thân phận, quê hương và tình yêu là hình ảnh phổ biến của thanh niên Sài Gòn thời cũ. Anh là đại diện tiêu biểu cho lớp nghệ sĩ miền Nam với tinh thần phản chiến sâu sắc.

Những ca khúc được Trịnh Công Sơn sáng tác riêng cho Đất khổ: Dựng lại nhà, dựng lại người; Đại bác ru đêm; Khi đất nước tôi thanh bình được coi là gia tài đáng giá. Với tiết tấu hơi dồn dập làm người nghe liên tưởng tới nhịp đạn pháo, nhịp chân chạy loạn cộng với lời ca thống thiết như tiếng kêu buốt nhói về chia ly và mất mát.

Đất khổ không chỉ là một cuốn tư liệu quý về quá vãng mà còn làm người xem xúc động trước hình ảnh mới mẻ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, điều mà ít người có dịp biết tới. Cuộc hội ngộ của rất nhiều những tên tuổi sáng giá trong làng văn nghệ Sài Gòn thời đó như: Nhạc sĩ Miên Đức Thắng, diễn viên Kim Cương, nhà thơ Lưu Nguyễn Đạt, nhà văn Sơn Nam cũng ít nhiều cho thấy sự nhập cuộc của một thế hệ những nghệ sĩ tiến bộ, tài hoa, có cái tôi mạnh mẽ tham gia vào trào lưu phản chiến ở Sài Gòn.

Theo Nguoiduatin

Theo Nguoiduatin

Bạn có thể quan tâm