Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Chuyến tàu đặc biệt mang lộc sum vầy đến 25.000 gia đình Việt

Những ngày cận Tết, sân ga như rộn ràng, hối hả hơn theo tâm trạng nôn nao trở về nhà của hàng nghìn người con xa xứ.

Lifebuoy anh 1

Ánh mắt ngóng đợi, lời dặn dò tạm biệt, tiếng còi tàu như cùng kể một câu chuyện về khát khao sum vầy sau một năm nhiều biến động.

Tàu đi muôn ngả cũng quy về một mối sum vầy

Chẳng biết tự bao giờ, ai đi đâu về đâu hay ngược xuôi kiếm sống đều thu xếp trở về đoàn viên dịp Tết Nguyên đán. Hai chữ “sum vầy” với mỗi hoàn cảnh, con người lại mang ý nghĩa riêng, nhưng tình ấm áp ẩn sâu vẫn hiện diện như lẽ tất nhiên.

Chuyến tàu đặc biệt khởi hành tại ga Sài Gòn đưa những người con xa quê về nhà đan xen bao cảm xúc, câu chuyện, song đều chung điểm giao là niềm mong mỏi được sum vầy.

Chị Lê Thị Tý (48 tuổi, quê ở Quảng Ngãi) vào TP.HCM mưu sinh đã 23 năm. Thường ngày, chị rời nhà lúc 7h30, thu mua ve chai đến tận 18h. Khi TP.HCM trở thành “điểm nóng” của làn sóng dịch lần thứ 4, chị Tý không thể đi làm vì lệnh giãn cách.

Những ngày chỉ có thể bó gối ngồi nhà, người phụ nữ lại nghĩ về ngày sum vầy. Ý nghĩ Tết này được về quê, quét tước nhà cửa, cúng ông bà như “chiếc phao” giúp chị “nổi” lên trước những bất an, mệt nhọc. “Mình phải về, vì nhà cửa ngoài đó, vì ba má. Mình phải về chứ!”, chị Tý chắc nịch.

Lifebuoy anh 2

Cùng chuyến tàu nhưng chọn điểm dừng ở Nghệ An, chị Phạm Thị Hiền (sinh năm 1997, Nghệ An) chỉ cho bé Gia Bảo - đứa con vừa tròn 3 tuổi - khung cảnh nhộn nhịp bên ngoài cửa sổ, thấy niềm vui dâng lên trong lòng.

Khác với chị Tý, vợ chồng chị Hiền vừa đón xong Tết Tân Sửu thì khăn gói vào Nam làm công nhân. Thế nhưng chưa được bao lâu, cả hai phải ở nhà vì dịch bùng phát. Hơn 4 tháng không có lương.

Hết giãn cách, chị Hiền may mắn xin vào bộ phận mới. Nguồn thu nhập của cả nhà khi ấy chỉ trông vào chị. Khi anh tìm được việc cũng là lúc cả nhà nhiễm bệnh. Những ngày ấy, chị Hiền không tránh khỏi lúc chạnh lòng.

Thế nhưng nhìn lại, chị kể với vẻ nhẹ nhàng hơn. Cả nhà chị chỉ mong chuyến tàu mau lăn bánh về quê hương. “Nếu chỉ có hai vợ chồng, chúng tôi sẽ cân nhắc ở thành phố. Tuy nhiên, vợ chồng tôi đều muốn con được về quê ăn Tết, để ông bà được thăm cháu và bé có cơ hội gặp họ hàng”, chị Hiền nói.

Lifebuoy anh 3

Khi biết Lifebuoy kết hợp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tài trợ chuyến tàu SE Bắc - Nam, nhằm mang đến chuyến đi sạch khuẩn, sum vầy đến hơn 25.000 gia đình Việt Tết Nhâm Dần này, chị Hiền mừng lắm.

“Tôi vui từ lúc nhận thông báo hai vợ chồng có vé về quê. Trời ơi, cả nhà nhảy lên sung sướng”, chị Hiền không giấu nổi xúc động. Chị chẳng những đăng ký cho mình, mà cả vợ chồng em trai đang mong mỏi về nhà năm mới.

Hiện thực hóa khát khao đoàn tụ của 25.000 gia đình Việt

Cũng trên chuyến tàu “Mang phúc sạch khuẩn - lộc sum vầy” của Lifebuoy, chị Nguyễn Thị Hiệu (sinh năm 1972, Nghệ An) vào TP.HCM từ năm 2018 làm bảo vệ. Một ngày làm việc 12 tiếng, những hôm tăng ca có thể kéo dài 16 tiếng. Lúc hết giãn cách vừa đi làm, chị Hiệu nhiễm Covid-19, nằm bệnh viện dã chiến điều trị. Một mình trên đất khách, sức mạnh của chị đến từ màn hình điện thoại phản chiếu hình ảnh gia đình với những lời hỏi thăm, động viên mỗi ngày.

Lifebuoy anh 4

Tết này, chị khao khát về nhà đoàn tụ với gia đình, nhất là khi đã trải qua những ngày tháng lẻ bóng nơi thành phố đông đúc. Khi nghĩ về quà Tết cho cả nhà, chị Hiệu cười buồn: “Mãi đến tháng 11 tôi mới đi làm lại, đầu tháng 12 nhận một tháng lương thôi, chắc chẳng có quà cáp gì Tết này”.

Với chị, năm mới được về nhà đã là “món quà” lớn. Chị nhớ lại cuộc gọi trước với gia đình, khi nói có thể không về được, cậu con trai út mới 12 tuổi liền bật khóc. Chị khao khát đoàn tụ hơn bao giờ hết.

“Tôi muốn đoàn tụ với gia đình lắm, được gặp chồng con. Tôi xa nhà cả năm rồi”, niềm vui chớm nở trong giọng chị khi biết tàu đang lăn bánh. Có lẽ, chị đang nghĩ đến viễn cảnh đặt chân lên bậc thềm nhà, nơi có bóng dáng người thân đang mong ngóng.

Những tháng giãn cách cũng chẳng dễ dàng với chị Nguyễn Thị Mỹ Nương (sinh năm 1985, Quảng Ngãi). Chị thu mua ve chai, nuôi hai con ăn học ở quê, chăm chồng bị bệnh 10 năm qua. Bệnh ung thư vòm họng của chồng nay đã di căn lên não, xuống cổ. Từ tháng Giêng, đứa con gái lớn 17 tuổi thương mẹ vất vả nên nghỉ học vào TP.HCM đi làm phụ thêm. Cô con gái nhỏ vào thành phố nghỉ hè, thăm bố mẹ và chị gái, thì dịch bùng phát khiến em kẹt lại.

Hết giãn cách, nhà chị Nương bốn người đều nhiễm bệnh. Lúc ấy, chị lo nhất cho chồng vì anh có bệnh nền. Nhưng ngay cả trong những ngày như thế, chị vẫn mạnh mẽ và lạc quan, tìm xe đưa chồng đi viện, nhờ người cho con dùng chung phương tiện họconline. Đợt cuối năm này, người phụ nữ càng như ngọn lửa mỗi lúc một mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho cả nhà. Chị động viên chồng cố gắng, vỗ về con bởi sắp được về quê ăn Tết.

Chị Nương nói nếu không may mắn có tấm vé đúng ngày mong đoàn viên và còn việc nhà chưa xong, chị sẽ nhường cho người cần hơn. “Cả năm rồi không được về nhà nên tôi chờ đợi lắm. Tôi muốn được nghỉ ngơi ít ngày, để chồng có thời gian yên lành, thăm nhà và ba mẹ. Tết nhất ở lại rất buồn. Nên nếu không may mắn nhận vé, tôi cũng tìm mọi cách, bằng giá nào cũng về”, chị Nương khẳng định.

Lifebuoy anh 5

Thấu hiểu khát khao được sum vầy của chị Nương, Lifebuoy hỗ trợ vé xe về đúng ngày. Thêm một mái ấm trong 25.000 gia đình mà Lifebuoy muốn trao chuyến đi mang “phúc sạch khuẩn - lộc sum vầy” cảm nhận điều kỳ diệu của đoàn viên Tết này.

Mọi năm xuân về, người ta thường nghĩ về áo quần mới, quà bánh, phong bao lì xì. “Phúc - lộc” năm nay đã khác, như hai câu hát của Lifebuoy "Tết xưa dọn cỗ linh đình, mong cầu tiền tài đến nhanh - Tết nay chỉ mong là bình an, sạch khuẩn, bước vô nhà". Người ta chỉ thực sự cảm thấy Tết khi được cầm tay ông bà, ôm cha mẹ, hôn lên trán đứa con thơ.

Những chiếc vé mà Lifebuoy dành tặng họ mang theo cả hy vọng, niềm hạnh phúc sum vầy. Mỗi hoàn cảnh một câu chuyện, nhưng tất cả đều chung khát khao quây quần bên gia đình sau một năm dài cách trở.

25.000 khoảnh khắc bên nhau góp phần dệt mùa xuân, làm nên chuyến tàu diệu kỳ hiện thực hóa ước mong của những người con xa nhà. Chỉ cần sạch khuẩn khỏe mạnh, khoảnh khắc sà vào vòng tay người thân với cái siết chặt ấm áp, nụ hôn dịu dàng chẳng còn lắm âu lo. Trên chuyến tàu, những người không quen biết trước cùng chúc nhau nhiều sức khỏe để xua đi nản lòng, bất an để đón chào năm mới tốt lành hơn phía trước.

Giang Di Linh - Tùm Lum - Yến Lệ

Bình luận

Bạn có thể quan tâm