Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện về cô gái bỏ nghề kế toán về làm thợ may

Với Giang, may vá là nghề làm đẹp cho người, mà làm đẹp là cả một nghệ thuật, sứ mệnh của người làm nghề.

Khởi nghiệp bằng máy singer cũ của cha nhường lại

Dương Thị Giang (xã sơn Giang, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) khởi nghiệp may bằng máy singer cũ rích của bố nhường lại. “Khi bắt đầu võ vẻ vào nghề, tay trắng, cha nhường lại cho máy singer cũ kỹ, nhưng chất lượng tốt, chỉ tội là khi đạp nặng, kêu ót ét” - Giang nhớ lại.

Chàng vũ công 22 tuổi cưu mang ba trẻ mồ côi

Mẹ của 3 em mất vào cuối năm 2013. Bố mưu sinh ở xa, người hiện tại nuôi dưỡng và hướng dẫn các vũ công nhí là chàng trai sinh năm 1993 - Đào Phi Hải.

Các cô giáo đến làm đẹp ở nhà may Thanh Giang.
Các cô giáo đến làm đẹp ở nhà may Thanh Giang.

Giang học lớp C trường THPT Hương Sơn (khóa 1987-1990). Tốt nghiệp 12, Giang bay vào Sài Gòn tu nghiệp Tài chính - Kế toán. Ra trường làm kế toán cho Công ty, nhưng lương không đủ  sống, Giang đành bỏ nghề. 

“Em không giỏi Văn, chỉ thích Văn, nên mới vào lớp khối C. Nữ sinh vốn mơ mộng. Cứ nghĩ học nghề thì phải đến thành phố lớn, không Hà Nội cũng Sài Gòn. Thích làm giàu nên em cũng chỉ nghĩ đơn giản là đầu đơn vào Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng. Khi đi làm mới ngộ ra rằng: Mình chọn nhầm nghề”. Giang tâm sự.

Còn nghề may, không phải lựa chọn của Giang, mặc dù bố và chị gái là những thợ may có tiếng nhưng Giang không chịu học nghề. “Làm nghề may suốt ngày trong phòng, còng lưng, cúi cổ, mà đi làm xí nghiệp toàn đàn bà, con gái suốt ngày sợ ế chồng. Thời đại bây giờ hàng may mặc sẵn vừa rẻ, vừa tiện. Nhiều nhà may phải gác máy. Nghỉ thế, em không mặn mà gì”, Giang nói.

Giang cắt may.
Giang cắt may.

Nhưng với Giang, “Ghét của nào, trời trao của ấy”. Về nhà bám bố mẹ mãi cũng chán, thế là bắt đầu bước vào nghề may bằng đơm cúc, móc khuy, là áo quần giúp bố, sau đó được chị gái dạy cắt, viền, truyền bí quyết làm nghề. 

“Nó học nhanh lắm. Rõ là có năng khiếu đặc biệt. Tôi động viên chẳng có nghề nào thấp hèn. Cứ làm cho tốt, mình không bạc với nghề, thì nghề không bạc với mình. Vả lại nghề may tôn vinh vẻ đẹp cho con người,  sao không cao quý”. Chị Giang cho biết.

Cô gái Việt tốt nghiệp ĐH Oxford, bỏ việc để bán bánh mỳ

Tốt nghiệp khoa Kinh tế học, Đại học Oxford của Anh, ra trường Vân Trần không làm việc tại các công ty lớn, cô chọn trở thành một người… bán bánh mỳ Việt tại London.

Làm đẹp cho người cũng cần bí quyết

Bước vào nghề may, Giang không lựa chọn giải pháp may gia công,  may hàng nhập sỉ ở chợ, mà lựa chọn một lối đi riêng. Những năm đầu, nhận may áo quần cho tất cả mọi lứa tuổi từ ông già bà lão đến trẻ em. Còn bây giờ Giang chỉ chuyên may cho phụ nữ từ váy đầm, sơ mi, comple; áo quần công sở đến áo quần ngủ, tắm….
 
“Phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn chịu thương chịu khó, nhường nhịn cho chồng con. Có chị, suốt cuộc đời không mấy khi đến nhà may, nên các chị đã đến may quần áo em càng phải để thời gian tư vấn, giúp các chị lựa chọn được màu sắc, kiểu dáng thích hợp ”.

Mỗi người  hành nghề may có bí quyết riêng. Người ta hay nói đến mốt, đến size, đến mẫu mã, nhưng với Giang mỗi người có số đo, hình dáng khác nhau nên trên mẫu số chung cần phải “chế” thế nào đó để phù hợp với số đo , kích thước, hình dạng. Nước da, vóc người, không gian quyết định lựa chọn màu sắc, còn hình dáng và những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân cùng với số đo chi tiết sẽ quyết định cho cắt may.

Nghề may chẳng khác “làm dâu trăm họ”. Để khách hàng vừa lòng, nhà may thõa mãn họ về chất lượng sản phẩm. Hơn 10 năm làm đẹp cho chị em , Nhà may Thanh Giang tạo được uy tín. Khách hàng không chỉ trong mà còn ngoài huyện. Thậm chí SV về nghỉ hè, bạn bè từ Hà Nội, Sài Gòn về quê ăn tết tìm đến. 

“Em làm nghề dạy học. Trường em hầu như các cô may quần áo ở nhà may chị Giang, Vì không chỉ giá cả hợp lý mà quan trọng nhất là chị Giang đã giúp chúng em  tự tin trước đồng nghiệp và HS ” - Cô Bùi Thị Thanh Th. (GV trường THCS Hồ Tùng Mậu) cho biết.
       
Giang không chỉ học trực tiếp ở bố,  chị gái mà học từ sách vở, nhất là Tạp chí thời trang. Sẵn đam mê cái đẹp, khi đã tạo dựng được uy tín, Giang  tự tin thả sức cho những  sáng tạo. Giang không ra Hà Nội, không đến Sài Gòn để học nghề mà học ngay trên chính bàn may của mình. “Những ngày tết hay lễ hội là em học được nhiều nhất vì các bạn khắp nơi trở về mặc những áo quần đẹp, em đều để ý và tìm mọi cách để tiếp cận” - Giang kể.

Hiện nay, Nhà may Thanh Giang thường xuyên có 6 thợ với đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Thợ may đều là học sinh tốt nghiệp lớp 12, tìm đến  học việc , trau nghề và trở thành thợ may cho Nhà may của Giang. Mức lương Giang trả cho thợ từ 5 đến 9 triệu đồng/tháng.

Lời nhắn gửi của Giang với bạn trẻ là hãy học lấy một nghề, bất cứ nghề gì miễn đam mê và sáng tạo. Giang sẵn sàng hướng dẫn cho bất cứ bạn trẻ nào.

Tâm sự của nữ Tiến sĩ từng làm thêm bằng nghề 'osin'

“Với mức lương thấp thì tìm kiếm việc làm thêm phù hợp với khả năng và sở thích của mình là chuyện bình thường", TS. Tuyết Hạnh chia sẻ.

http://infonet.vn/chuyen-ve-co-gai-bo-nghe-ke-toan-ve-lam-tho-may-post175371.info

Theo Lê Văn Vỵ/Infonet

Bạn có thể quan tâm