Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Clip nhân viên nằm chào sếp ở công ty Trung Quốc gây tranh cãi

Trong video, nhân viên công ty nằm dài xuống đất, ngước đầu lên và hét lớn: "Chi nhánh Qiming chào đón sếp Huang!".

Nhân viên công ty nằm dài xuống đất để chào đón sếp.

Đoạn clip do một tài khoản chia sẻ ghi lại cảnh khoảng 20 nhân viên tại một cơ sở giáo dục ở thành phố Quảng Châu nằm úp mặt dọc theo hành lang và hô vang khẩu hiệu chào đón sếp, South China Morning Post đưa tin.

Những nhân viên ngước đầu lên và hô lớn: "Chi nhánh Qiming chào đón sếp Huang! Chi nhánh Qiming, dù sống chết cũng sẽ không thất bại trong nhiệm vụ của mình".

Đoạn video đang lan truyền khắp mạng xã hội Trung Quốc và tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi về nghi thức kỳ quặc.

Ngày 12/12, Liu - đại diện pháp lý của công ty - đã lên tiếng phủ nhận, nói rằng Huang chưa bao giờ tham gia một nghi lễ chào đón như vậy.

"Đoạn video này đã gây ra những tác động tiêu cực lâu dài đối với công ty. Nội dung có thể đã bị chỉnh sửa hoặc bịa đặt", Liu tuyên bố.

Liu giải thích thêm rằng nhóm sáng lập của cơ sở này đã ngừng hoạt động vào cuối năm 2020 và hiện ông đang chuẩn bị giải thể công ty.

Tính đến thời điểm viết bài vào ngày 13/12, chính quyền địa phương vẫn đang điều tra về cả chính sách của công ty và tính xác thực của video.

Clip lan truyền chóng mặt trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất nhì tại Trung Quốc, thu hút 8 triệu lượt xem.

Một dân mạng bày tỏ: "Những chính sách như vậy của công ty đang chà đạp lên phẩm giá của nhân viên".

"Sự cố vẫn đang được điều tra, vì vậy chúng ta không nên vội kết luận. Tuy nhiên, nó cũng nhắc nhớ đến một số nét văn hóa độc hại nơi làm việc, chẳng hạn quỳ gối chào đón các nhà lãnh đạo hoặc bị ép uống rượu với họ", một dân mạng khác lưu ý.

cong ty da cap anh 1

Nhiều công ty có quy định vô lý về kiểm soát cân nặng hoặc hoạt động thể thao của nhân viên. Ảnh: Shutterstock.

Tại Trung Quốc, từng có nhiều bài viết phản ánh văn hóa kỳ lạ của các công ty.

Vào tháng 10 năm ngoái, một nhân viên giấu tên ở Quảng Châu đã tiết lộ "chính sách giữ gìn sức khỏe" trên mạng xã hội, nói rằng công ty của cô yêu cầu nhân viên phải đi bộ 180.000 bước mỗi tháng, áp dụng mức phạt gần một nhân dân tệ cho mỗi bước chân bị thiếu.

Nữ nhân viên nói thêm rằng cô chỉ có thể đi được khoảng 2.500 bước mỗi ngày, thường đi tàu điện ngầm đến chỗ làm, dẫn đến việc bị khấu trừ hơn 100 nhân dân tệ (14 USD) vào lương trong tháng đó.

Để tránh bị phạt thêm, cô phải đi đường dài hơn về nhà, gây bất tiện đáng kể cho cuộc sống hàng ngày.

Vào tháng 4/2021, The Paper đưa tin một công ty quản lý bất động sản ở tỉnh Hà Nam đã thực hiện các biện pháp kiểm soát cân nặng và vóc dáng nghiêm ngặt đối với nhân viên của mình.

Công ty yêu cầu nhân viên phải duy trì cân nặng trong phạm vi 10% so với cái gọi là "cân nặng chuẩn", được tính bằng cách lấy chiều cao của họ (tính theo cm) trừ 105, mà không có bất kỳ cơ sở khoa học nào.

Tháng 7/2020, 7 nhân viên tại một công ty tài chính ở Thành Đô đã bị phạt vì hiệu suất kém, buộc phải ăn hai túi "ớt cay chết người" - một loại đồ ăn nhẹ cực cay. Kết quả, có hai nữ nhân viên phải nhập viện do đau bụng và ngất xỉu.

Ở Trung Quốc, việc áp đặt các quy định lên đời sống cá nhân của nhân viên là vi phạm quyền lao động.

Theo luật pháp Trung Quốc, nếu một công ty đưa ra các nghi lễ hoặc quy định vô lý xâm phạm quyền cá nhân, công ty đó có thể phải đối mặt với cảnh cáo từ chính quyền và phải bồi thường cho nhân viên về các tổn thất tài chính.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Anh em là trùm bất động sản ở Mỹ bị bắt vì cáo buộc buôn bán tình dục

Nhiều phụ nữ đã đồng loạt lên tiếng về việc bị hai anh em nhà Alexander, những nhà môi giới bất động sản hàng đầu nước Mỹ, cưỡng hiếp trong vụ án kéo dài hơn một thập kỷ.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm