Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Clip về chàng bánh giò - 'Là đàn ông, tôi cũng rớt nước mắt'

"Một thằng con trai như tôi cũng phải rớt nước mắt khi nghe Nam nói "Vy à! Anh chỉ là thằng bán bánh giò thôi"".

Clip về chàng bánh giò - 'Là đàn ông, tôi cũng rớt nước mắt'

"Một thằng con trai như tôi cũng phải rớt nước mắt khi nghe Nam nói "Vy à! Anh chỉ là thằng bán bánh giò thôi"".

Đó là một trong vô số những chia sẻ về đoạn phim gây xôn xao dư luận trong suốt hai ngày nay.

Cần có thêm những thước phim nhân văn

Ngày hôm qua (14/3), giới trẻ "phát sốt" với một clip không hề nóng bỏng hay quay cuồng, mà rất đậm tính nhân văn. Đó là đoạn phim ngắn có tên Xin lỗi, anh chỉ là một thằng bán bánh giò.

Bi kịch của tình yêu "không tiền" cũng như sự hi sinh của chàng trai đã khiến hàng ngàn người cảm động. So với những clip về trào lưu ăn chơi, khóc lóc vì người yêu hay đánh bóng tên tuổi trong giới trẻ, thì Xin lỗi, anh chỉ là một thằng bán bánh giò có sức hút hơn nhiều lần. Về tốc độ lan truyền, sự chia sẻ cảm xúc cũng như những cuộc bàn tán ở công sở trường học. Nó chứng tỏ rằng, những gì đẹp đẽ thì có sự lan truyền mạnh hơn cả điều xấu, và điều quan trọng, nó đánh thức tình yêu, sự "cho đi mà không cần nhận lại" của mỗi con người. 

"Xin lỗi, anh chỉ là một thằng bán bánh giò".

"Đoạn phim như một mũi tên đâm sâu vào lòng người. Dẫu biết rằng hiện nay giới trẻ việt Nam yêu nhau một cách lệch lạc, một đoạn phim như thế này vẫn còn là quá ít để thức tỉnh, nhưng "mưa dầm thì thấm đất". Mong rằng sẽ có nhiều ý tưởng như thế này đến với trái tim bạn trẻ Việt" - đó là ý kiến của bạn Thanh Hải sau khi xem đoạn phim trên.  

"Cảm ơn đạo diễn đã làm bộ phim ngắn này. Thật sự cốt truyện trong phim quá hay. Mình là đàn ông nhưng khóc rất nhiều khi xem bộ phim xúc động này. Nhưng khi xem xong, ngồi mình mới nghĩ bây giờ ở ngoài đời, ở cuộc sống thật chắc chả có như thế" - ý kiến của bạn Trần Hải Tú. 

Với sự tác động sâu sắc này, bất kỳ ai cũng mong rằng, sẽ được thưởng thức nhiều hơn những thước phim như vậy.

Có cần nhiều tiền mới "nuôi" được tình yêu?

Tiếp nối một vấn đề mà nhiều người đặt ra khi xem clip này, đó là tiền bạc và tình yêu. Khi xem clip, đa số mọi người đều cảm động trước sự hi sinh của chàng trai bán bánh giò dành cho cô gái bán bánh tráng trộn, nhưng phần đông cũng đồng tình rằng, "cuộc đời không như là mơ". Điều này dường như phản ánh rõ quan niệm của giới trẻ Việt về tình yêu trong cuộc sống hiện đại.

"Mỗi người có quyền chọn cho mình một cách sống, đừng bắt người khác khổ theo mình. Tình yêu + kinh tế = thực tế, hãy chấp nhận không nuôi được bản thân thì dừng yêu lại" - đó là một quan điểm rất rõ ràng của bạn Trần Nguyễn Tuấn Anh. 

"Đúng là thời buổi này tiền là quan trọng nhất, mình may mắn có được người yêu không đòi hỏi tiền bạc vật chất, nhưng thật sự nếu không có tiền thì cũng khó mà vui vẻ được" - chia sẻ rất thật thà của bạn Vupt. 

"Đoạn phim đem đến nhiều suy nghĩ và cũng một lần nữa khẳng định rằng "vật chất quyết định ý thức", quá đúng với xã hội "cơm áo gạo tiền". Đời không như là mơ, cho dù có tình yêu mãnh liệt nhưng tình yêu không quá được hai chữ "kim tiền". Xã hội quá bất công với những phận đời cơ cực. Cầu mong cho xã hội bớt những chuyện tình như thế này" - ý kiến của bạn Kiss Love.

 Nhiều người đã rơi nước mắt ở cảnh chia tay và lúc cô gái đọc lá thư chàng trai để lại.

Dù vậy, vẫn có người thấy xót xa cho một tình yêu không vật chất và lên án những người ham mê tiền bạc, dẫn đến sự tranh cãi về vấn đề này.

"Tình yêu thật cao thượng. Vì người mình yêu mà người ta có thể cho đi tất cả những gì mình có, kể cả tính mạng. Tại sao trong cuộc đời này người ta lại xem trọng đồng tiền đến như vậy" - ý kiến của bạn Phạm Ngọc Lâm.

Ngay lập tức, ý kiến của thành viên có nickname Mưa phản bác lại: "Nói thì dễ lắm, nhưng có thực mới vực được đạo. Rơi vào hoàn cảnh của cô gái thử xem. Lúc đó không lẽ đành lòng nhìn cha mình bệnh chết sao? Còn gì là đạo lý làm người nữa? Nếu không thì làm sao có Truyện Kiều của Nguyễn Du".

Vậy thì, trong cuộc sống này, có bao nhiêu tiền tình yêu mới không "chết". Bạn Saka Trương Quyền chia sẻ: "Tất nhiên kinh tế là quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Cuộc sống mà chỉ có vật chất thì còn gì là ý nghĩa nữa. Tình yêu không cần quá nhiều vật chất như thế. Tình yêu mà có nhiều vật chất thì sẽ trở thành lợi dụng và mất đi sự trong sáng của nó".

Và cũng có bạn nhìn vấn đề theo một cách khác: "Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống. Bởi trên đời có đủ dạng người. Chàng trai cũng có thể vui vì anh ta có được tình yêu. Trong khi có những người cả đời này chưa biết tình yêu là thế nào. Không phải vì họ không muốn mà là họ không thể".

 

Thủy Nguyên

Theo Infonet

Thủy Nguyên

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm