Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Cô bạn Biển Đông'

Biệt danh này của Ma Thị Thúy (du học sinh tại Nga) xuất phát từ những nỗ lực hành động vì chủ quyền, biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Cô sinh viên năm thứ tư ngành luật, ĐHTH Kỹ thuật Quốc gia Irkutsk (Liên bang Nga) Ma Thị Thúy rất nổi tiếng trong cộng đồng du học sinh với cái tên “cô bạn Biển Đông”. Sở dĩ có biệt danh như vậy vì Thúy luôn nỗ lực hành động vì chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ma Thị Thúy.

Góp tiếng nói cùng non sông

Tham gia nhiều hội thảo dành cho sinh viên, Biển Đông luôn là đề tài số một để Thúy lựa chọn. Cô nói: “Mình muốn cất tiếng nói của mình về một Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, mong nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế dành cho đất nước ta trong vấn đề Biển Đông. Đây là hành động thiết thực mà mỗi du học sinh như mình có thể làm lúc này”.

Năm 2011, Thúy tham gia hội thảo khoa học với chủ đề Vai trò của báo chí trong hoạt động của các tổ chức pháp luật, được tổ chức tại trường ĐH Bộ nội vụ Đông Siberi. Đứng trước các nhà báo, nhà chính trị và giới sĩ quan, cảnh sát trong toàn vùng Siberi có mặt tại hội thảo, Thúy đã tự tin trình bày đề tài: “Vai trò của báo chí trong việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam”.

Thúy đã lên án những hành động gây hấn của Trung Quốc vào thời điểm đó như việc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bắt giữ tàu đánh cá và ngư dân đang hoạt động hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam.

Truyền thông điệp cho bạn bè thế giới

Mới đây, Thúy tham dự vào hội thảo khoa học dành cho sinh viên, nghiên cứu sinh và các nhà khoa học trẻ tổ chức tại thành phố Irkutsk. Nhận thấy tình hình trên Biển Đông ngày một căng thẳng trước những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, Thúy đã đổi đề tài cô dày công chuẩn bị trước đó để chuyển sang đề tài mới: “Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông”.

Trong bài viết của mình, Thúy trích dẫn lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, đồng thời, đưa ra dẫn chứng các điều ước quốc tế liên quan mà chính Trung Quốc cũng là một bên tham gia ký kết.

Cùng với tư liệu là những bài viết của các tờ báo uy tín của Nga và thế giới, Thúy đã có một bản báo cáo khách quan, thuyết phục tại hội thảo. Cô sinh viên năm thứ tư khoa luật đã mạnh dạn chỉ ra những hành động xâm lấn chủ quyền và thái độ ứng xử vô lý, ngang ngược của Trung Quốc trong thời gian vừa qua trên vùng Biển Đông.

Việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dùng tàu quân sự đâm húc, xịt vòi rồng vào các tàu chấp pháp của nước ta… đều được Thúy lên án trong hội thảo.

Bằng sự tự tin cùng bài phát biểu khoa học đầy tính thuyết phục, Thúy đã nhận được những tràng vỗ tay ủng hộ nhiệt liệt của toàn thể đại biểu tại hội trường. Cô bạn đã nhận giải “Bài thuyết trình xuất sắc nhất hội thảo”. Bạn bè quốc tế tại buổi hội thảo đều lên tiếng đồng tình và khâm phục trước ứng xử của Việt Nam trong việc giải quyết căng thẳng trên Biển Đông những ngày vừa qua.

Trung Quốc dạy gì trong sách giáo khoa?

Để tuyên truyền đường lưỡi bò và giáo dục thế hệ trẻ về chủ quyền biển Đông, Trung Quốc không ngần ngại đưa những tuyên bố vô lý vào chương trình SGK dành cho học sinh trung học.

http://svvn.vn/index.php/co-ban-bien-dong/

Theo Đinh Trường/Báo Sinh Viên Việt Nam

Bạn có thể quan tâm