Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Có bằng đại học nhưng vẫn giao tiếp kém vì dùng meme quá nhiều

Người trẻ Trung Quốc ngày càng giao tiếp kém, nguyên nhân phần lớn nằm ở việc dùng meme quá nhiều và có công cụ AI hỗ trợ.

Người trẻ Trung Quốc thích dùng meme và sticker khi trò chuyện. Ảnh: Gab China.

Mới đây, tờ China Youth Daily của Trung Quốc thực hiện khảo sát với hơn 1.300 thanh niên nước này về vấn đề giao tiếp, truyền đạt suy nghĩ. Kết quả của khảo sát này khiến chuyên gia lo ngại.

Những người làm khảo sát đều ở độ tuổi 20-30 và 60% trong số đó có bằng cử nhân trở lên. Khi làm khảo sát, khoảng 47,1% cho biết họ có kỹ năng nói kém, 43,2% ít khi viết bằng bút và 41,5% thừa nhận họ gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng.

Khảo sát này cũng nhấn mạnh tác động của công nghệ AI đối với kỹ năng giao tiếp của người trẻ. Cụ thể, 73% người làm khảo sát cho biết họ lo rằng AI có thể làm suy giảm khả năng thể hiện bản thân. 1/5 số người được hỏi cũng thừa nhận rằng họ rất lo lắng về vấn đề này.

Ngoài ra, 58% người làm khảo sát tin rằng khả năng đọc kém chính là nguyên nhân khiến họ không biết bày tỏ và diễn đạt. Họ cũng cho rằng việc lạm dụng meme và các nhãn dán trên ứng dụng nhắn tin đã làm giảm khả năng sáng tạo trong giao tiếp hàng ngày.

Chen Chen (28 tuổi) thừa nhận anh gặp khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ của mình một cách rõ ràng. Những người xung quanh anh cũng thường đưa ra những mô tả mơ hồ thay vì sử dụng từ ngữ ngắn gọn, rành mạch.

"Mọi người thường nói những điều mơ hồ như 'cái này không đúng' hoặc 'kiểm tra lại xem'. Vì vậy, việc luyện tập và cải thiện khả năng thệ hiện bản thân trở nên khó khăn hơn", Chen nói với Sixth Tone.

Bàn vè vấn đề này, giáo sư Guo Xiao’an tại Đại học Trùng Khánh nhận định kỹ năng giao tiếp của người trẻ Trung Quốc giảm rõ rệt so với các nhóm tuổi khác, đặc biệt là khi tương tác trực tiếp.

Giáo sư Guo nói với China Youth Daily rằng vốn từ vựng của người trẻ không thay đổi nhiều, thậm chí được mở rộng với loạt từ lóng, thuật ngữ mới, nhưng sự thông thạo trong giao tiếp lại giảm đi vì cách diễn đạt truyền thống được thay thế bằng ngôn ngữ mạng.

Ở Trung Quốc, người trẻ dùng thuật ngữ "shiyu" (tạm dịch: Cạn lời), để chỉ về việc mất khả năng truyền đạt cảm xúc và suy nghĩ. Thuật ngữ này ngày càng được công chúng Trung Quốc quan tâm và sử dụng.

Với những người làm khảo sát, khoảng 58% tin rằng để cải thiện vấn đề giao tiếp, cách tốt nhất chính là đọc nhiều sách báo. Một số khác lại cho rằng việc tương tác trực tiếp với nhau có thể nâng cao khả năng diễn đạt theo cách tích cực hơn.

Sách dành cho thời thanh xuân đã qua của bạn

Dành cho những độc giả muốn hoài niệm về một thời thanh xuân đã qua (hoặc chưa từng qua), mục Giáo dục trân trọng giới thiệu Ai đó chạy cùng ta, câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ "tuột xích", về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại; hay Nắp biển, một lời tự sự của người ưa hoài niệm trong những khoảnh khắc cô đơn chỉ biết nhớ về những điều đã cũ; hoặc thân thuộc hơn, 8 bộ manga nổi tiếng về chủ đề thanh xuân.

Người trẻ Trung Quốc chi tiền đi học để nâng cao EQ

EQ lên ngôi, người trẻ Trung Quốc sẵn sàng chi tiền để nâng cao trí tuệ cảm xúc nhằm nâng cao cơ hội nghề nghiệp.

Thái An

Bạn có thể quan tâm