"Tây du ký" nằm trong "tứ đại danh tác" của văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, một bé gái 11 tuổi đã phát hiện ra tình tiết vô lý trong tác phẩm.
Trang QQ đưa tin cô bé 11 tuổi Mã Tư Kỳ là người hâm mộ cuồng nhiệt của bộ phim Tây du ký 1986. Thông qua bộ phim, Mã Tư Kỳ say mê các nhân vật như Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Trư Bát Giới, Quan Âm Bồ Tát, Phật Tổ... Từ đó, cô bé còn tìm đọc cả tiểu thuyết nguyên tác của tác giả Ngô Thừa Ân.
|
Cô bé lớp 5 Mã Tư Kỳ say mê phim Tây du ký. |
Tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân được đánh giá là một trong bốn tác phẩm văn học cổ điển danh tiếng nhất của Trung Quốc cùng với Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am và Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần.
Tuy nhiên, dù là tác phẩm kinh điển nhưng Tây du ký cũng không tránh được những lỗi nhỏ. Sau khi đọc tiểu thuyết nhiều lần, Mã Tư Kỳ phát hiện bốn thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh từ Trường An tới Thiên Trúc, những lần xin ăn đều là các loại thức ăn giống nhau như cơm, đậu phụ...
Trong khi đó ẩm thực Trung Quốc từ Bắc tới Nam đều có sự khác biệt, chưa kể đến các quốc gia nước ngoài như Ấn Độ. Chi tiết này không sát với thực tế và không được tác giả Ngô Thừa Ân chú ý tới.
|
Tây du ký mặc lỗi về ẩm thực mà nhiều người không chú ý, đặt câu hỏi. |
Trang QQ nhận xét có thể vì thời đại Ngô Thừa Ân sống, giao thông đi lại khó khăn, ông là người Hoài An, chỉ biết đến thói quen và ẩm thực của vùng này. Vì không có trải nghiệm thực tế nên Ngô Thừa Ân không thay đổi các món ăn chay của bốn thầy trò. Tuy nhiên, sự phát hiện thú vị của Mã Tư Kỳ vẫn khiến khán giả thích thú.
Tại Trung Quốc, các tác phẩm kinh điển đều được tìm hiểu, phân tích kỹ càng, ví dụ như tiểu thuyết Hồng lâu mộng, có hẳn một khoa nghiên cứu các món ăn, tính cách tâm lý của nhân vật tại trường đại học.