Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Có được miễn, giảm tiền phạt vi phạm Chỉ thị 16?

Luật sư cho biết để xin miễn, giảm tiền phạt, người vi phạm phải có xác nhận của chính quyền nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức đang học tập, làm việc về hoàn cảnh kinh tế.

Tôi ở TP.HCM, bị lập biên bản xử phạt hành chính vì vi phạm quy định về phòng chống Covid-19. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tôi có được miễn, giảm tiền phạt?

Luật sư Đào Thị Bích Liên (Đoàn Luật sư TP.HCM)

Nếu bạn vi phạm pháp luật về phòng chống Covid-19 mà hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bạn liên hệ UBND phường, xã nơi cư trú xác nhận hoàn cảnh kinh tế. Bên cạnh đó, bạn làm thêm tờ đơn tường trình gửi cơ quan ra quyết định xử phạt xin miễn hoặc giảm một phần tiền phạt

Căn cứ theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, quyết định phạt tiền có thể được hoãn thi hành trong trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3 triệu đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.

Cá nhân thuộc trường hợp nêu trên mà không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.

Về thủ tục, cá nhân thuộc trường hợp hoãn thi hành quyết định phạt tiền hoặc giảm, miễn tiền phạt phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt.

Đối với cá nhân có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo quy định, đơn phải gửi cho cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó. Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 3 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.

Còn đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.

Đối với trường hợp Chủ tịch UBND cấp tỉnh đã ra quyết định xử phạt thì UBND cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn tiền phạt.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân được hoãn chấp hành quyết định xử phạt, được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ.

Không biết mình nhiễm nCoV, tôi có bị phạt tù khi lây cho người khác?

Luật sư cho biết người về từ vùng dịch nhưng vi phạm quy định cách ly khiến dịch lây lan vẫn bị xử lý hình sự dù họ không biết mình nhiễm nCoV.

Vụ thiếu nữ bị lột đồ, đánh hội đồng: Có thể xử lý hình sự?

Luật sư cho biết dù 3 cô gái tham gia hành hung đều dưới 18 tuổi, họ vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật về tội Cố ý gây thương tích.

Những vi phạm phòng, chống dịch và mức phạt ở Hà Nội

Cơ quan chức năng sẽ xử lý người vi phạm quy định về giãn cách xã hội bằng phạt tiền tối đa 100 triệu, phạt tù lên đến 20 năm tù hoặc chung thân.

Bạn có thể quan tâm