Mei phát hiện không có kinh nguyệt nhiều tháng sau khi hút mỡ bụng. Ảnh minh họa: Shutterstock. |
Cô gái tên Mei trải qua ca phẫu thuật hút mỡ bụng tại Bệnh viện Shulan Hàng Châu ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Zhong Chao, bác sĩ khoa sản tại bệnh viện, cho biết Mei nói với cô rằng đã thử nhiều cách khác nhau để giảm mỡ bụng nhưng không thành công. Do yêu cầu cao về ngoại hình, không muốn có mỡ ở bụng dù là một chút, Mei quyết định làm phẫu thuật, theo South China Morning Post.
Sau khi hút mỡ, Mei không còn thấy kinh nguyệt. Bác sĩ Zhong phát hiện buồng trứng của cô gái 25 tuổi đã teo lại, đồng nghĩa với việc mất khả năng sinh sản vĩnh viễn.
Theo bác sĩ, việc giảm mỡ đột ngột trong cơ thể sẽ dẫn đến giảm nồng độ estrogen và gây rối loạn chức năng buồng trứng.
Mỡ ở bụng phụ nữ có tác dụng bảo vệ tử cung và buồng trứng. Ảnh: Pexels. |
Theo bác sĩ Chen Shihong, việc có chút mỡ bụng là điều bình thường ở phụ nữ vì mỡ có tác dụng bảo vệ tử cung và buồng trứng. Chen chỉ trích nhiều thử thách, trào lưu trên mạng xã hội như eo con kiến, chân đũa, mặt to bằng lòng bàn tay - coi cơ thể gầy là đẹp bất kể thể trạng và gây ra sự lo lắng về ngoại hình.
“Giữ gìn sức khỏe quan trọng hơn là giữ dáng”, một dân mạng bình luận về vụ việc.
Một người khác bày tỏ: "Tốt nhất là nên tập thể dục nếu muốn giảm cân, đừng đi 'đường tắt'".
Mei không phải là trường hợp đầu tiên ở Trung Quốc hứng chịu hậu quả sau khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.
Năm 2021, một influencer 33 tuổi với 130.000 người theo dõi đã qua đời sau khi phẫu thuật hút mỡ bụng và nâng ngực. Cô được chẩn đoán nhiễm trùng da và nhiễm vi khuẩn ăn thịt người.
Phòng khám thực hiện ca phẫu thuật cho nữ influencer (ở tỉnh Chiết Giang) được cho là đã lấy ra lượng mỡ nhiều hơn mức giới hạn 2.000ml theo quy định. Sau vụ việc, một bác sĩ đã bị đình chỉ công tác và phòng khám bị đóng cửa.
Hồi tháng 3, một bà mẹ ba con 43 tuổi cũng tử vong sau khi phẫu thuật hút mỡ bụng và eo ở tỉnh An Huy. Chồng của người phụ nữ khẳng định nhân viên phòng khám đã thuyết phục vợ anh phẫu thuật khi anh đang đi công tác dù biết anh phản đối.
Nhân viên phòng khám này không có chứng chỉ hành nghề. Họ cũng bỏ qua cảnh báo của máy đo điện tim khi có biến chứng xảy ra trong quá trình phẫu thuật.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.