Cô gái được bênh vực khi bị phán xét vô lý về trang phục. Ảnh minh họa: SCMP. |
Star Video đưa tin người đàn ông giấu tên ở thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) chỉ trích trang phục của nữ hành khách trẻ tuổi và cho rằng cô ăn mặc quá hở hang ở nơi công cộng.
Chứng kiến sự thô lỗ của người này, một phụ nữ lớn tuổi đứng ra can thiệp.
“Sao những gì người khác mặc trên người lại là chuyện của ông? Phụ nữ có phải ăn mặc theo các định kiến cổ hủ không?”, người phụ nữ lên tiếng.
“Có những người ở quốc gia khác còn mặc bikini ra đường”, bà tiếp tục.
Người đàn ông đáp trả: “Đấy là ở chỗ khác, còn đây là Trung Quốc”.
“Thượng Hải là thành phố quốc tế, ông không biết à?”, người phụ nữ nói.
Khi nữ hành khách trẻ tuổi và những hành khách khác trên tàu nhìn chằm chằm, người đàn ông hậm hực mắng người phụ nữ lớn tuổi là “xấu xí”.
“Những gì ông nói mới thực sự xấu xí. Thật xấu tính”, bà thẳng thừng nói.
Người đàn ông vô cớ gây sự trên tàu điện ngầm. Ảnh: Weibo. |
Mặc dù một số hành khách cố gắng can ngăn, người đàn ông vẫn lao vào giật túi xách của cô gái. Cuộc ẩu đả tiếp tục cho đến khi cô xuống tàu ở ga tiếp theo và cầu cứu cảnh sát.
Câu chuyện lan truyền trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Nhiều người khen ngợi người phụ nữ lớn tuổi và chỉ trích suy nghĩ lỗi thời của người đàn ông.
Một dân mạng bình luận: “Tôi khâm phục sự dũng cảm của người phụ nữ này”.
“Nếu gặp một người như vậy, tôi hy vọng mình sẽ đứng lên phản kháng như vậy”, một người khác viết.
“Người đàn ông chắc chắn không có quyền lên lớp về phong cách ăn mặc của người khác”, tài khoản khác nói thêm.
“Có phải ông ấy sống ở thời cổ đại không? Đây là thời đại ăn mặc tự do”, một người bày tỏ.
Nhiều người trẻ xứ châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, thường kết thúc một ngày với webtoon (truyện tranh số). Thế giới ảo này giúp họ tạm quên đi mệt mỏi mà không tốn thời gian hay tiền bạc. Sự phổ biến ngày càng lớn của webcomic, hay còn gọi webtoon (truyện tranh số), đã có tác động tích cực đáng ngạc nhiên đến ngành xuất bản.