Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cô gái bị chỉ trích vì 'đẹp một cách khó tin' ở Trung Quốc

Nữ sinh khiếm thính Trung Quốc gây tranh cãi vì vẻ đẹp "như AI", được cộng đồng bênh vực nhờ thành tích xuất sắc và tính cách hiền hậu.

Dai Chenyue nổi tiếng sau một clip lan truyền trên mạng.

Dai Chenyue, 20 tuổi, đến từ tỉnh Tứ Xuyên (tây nam Trung Quốc), thường chia sẻ phong cách thời trang cá nhân trên mạng xã hội và đã thu hút hơn 600.000 người theo dõi.

Hiện cô theo học tại Trường Giáo dục Nghệ thuật đặc biệt, thuộc Học viện Mỹ thuật Tây An, tỉnh Thiểm Tây - ngôi trường mỹ thuật duy nhất ở Trung Quốc tuyển sinh các bạn trẻ khuyết tật.

Mất thính lực từ năm hai tuổi do biến chứng thuốc, Chenyue vẫn duy trì sự nhạy cảm đặc biệt với màu sắc và nuôi dưỡng niềm đam mê mãnh liệt với nghệ thuật.

Cô được tuyển vào trường nhờ thành tích nổi bật ở các môn vẽ tay, lý thuyết màu sắc, tiếng Trung và trong kỳ phỏng vấn.

Ngày 17/4, một video ghi lại cảnh Chenyue diễu hành trong sự kiện thể thao của trường đã gây "bão" mạng, thu hút hơn 300.000 lượt thích. Trong video, cô diện váy cưới trắng lấp lánh, mái tóc đen dài buông xõa và cầm biển hiệu đại diện cho trường.

dep nhu ai anh 1

Dai Chenyue được cho "đẹp như AI".

Tuy nhiên, một số cư dân mạng lại bình luận tiêu cực, cho rằng vẻ đẹp của cô “giống như khuôn mặt AI”, “quá hoàn hảo đến mức thiếu sức sống”, "khó tin", thậm chí so sánh cô với búp bê sứ.

Trước những bình luận ác ý, một cựu sinh viên họ Tian đã lên tiếng bênh vực, cho biết: “Chenyue rất thân thiện, luôn vui vẻ đồng ý chụp ảnh cùng các sinh viên khác, và là người vừa tốt bụng vừa chăm chỉ”. Tian nhấn mạnh thêm: “Việc đậu vào một học viện nghệ thuật vốn đã rất khó, với cô ấy, điều đó lại càng đáng trân trọng hơn”.

Trả lời về những tranh cãi, Chenyue cho rằng cách trang điểm trong ngày diễn ra sự kiện có thể đã khiến hình ảnh của cô trông khác lạ.

Cô thừa nhận từng thực hiện một số thủ thuật thẩm mỹ nhỏ như cắt mí, nâng mũi, tiêm filler má và cấy tóc. Tuy nhiên, cô khẳng định các bạn bè đều nhận xét cô vẫn giữ nguyên đường nét cũ, chỉ trở nên chững chạc và sắc sảo hơn.

Chenyue cũng nhấn mạnh rằng tất cả các bức ảnh cô đăng tải đều không qua chỉnh sửa.

Ngoài ra, cô thường chia sẻ hình ảnh từ thời trung học, khiến nhiều người nhận xét rằng cô vốn đã "sở hữu nền tảng nhan sắc tự nhiên" từ trước.

Vụ việc nhanh chóng trở thành đề tài nóng trên mạng xã hội Trung Quốc, với hơn 200 triệu lượt xem chỉ trên một nền tảng.

Một cư dân mạng bày tỏ: “Là một người khiếm thính, Chenyue phải nỗ lực gấp nhiều lần người bình thường để theo đuổi nghệ thuật. Tôi thực sự ngưỡng mộ cô ấy”.

Người khác so sánh: “Cô ấy khiến tôi liên tưởng đến Phạm Băng Băng thời trẻ, đều toát lên vẻ đoan trang và khí chất cao quý”.

Một ý kiến khác viết: “Có gì sai khi được đẹp? Ai cũng có quyền theo đuổi cái đẹp”.

Ngày 22/4, Chenyue đăng tải bài viết cảm ơn sự quan tâm của cộng đồng: “Chính sự ủng hộ và động viên của gia đình, bạn bè đã tiếp thêm cho tôi dũng khí để tiếp tục cố gắng”.

Cô cũng cho biết sẽ tập trung nhiều hơn vào việc học và không ngừng hoàn thiện bản thân.

Biểu cảm dễ thương của chiến sĩ diễu binh khi cô gái TP.HCM tặng quà

Thấy nam chiến sĩ tỏ ra thích thú với chiếc khăn rằn và ngỏ ý xin làm kỷ niệm, Bảo Châu cùng bạn không nghĩ ngợi nhiều, trao cho anh như món quà tri ân.

'Thế hệ lo âu'

Theo nhà tâm lý học xã hội Jonathan Haidt, trẻ em và thanh thiếu niên ngày nay phải đối mặt với một loại áp lực mà các thế hệ trước không hề biết đến: áp lực từ những lượt thích, bình luận và sự so sánh không hồi kết trên mạng xã hội. Điều này tạo ra một vòng xoáy độc hại, nơi lòng tự trọng bị gắn chặt với những con số ảo thay vì giá trị thực tế.

Lê Vy

Theo SCMP

Bạn có thể quan tâm