![]() |
Lydia Rouka vớt được căn phòng nhỏ nhất vì bị chuyển đi vào giữa học kỳ. Ảnh: Lydia Rouka / SWNS. |
Lydia Rouka (27 tuổi) là du học sinh đang theo học ngành Kinh doanh tại Seoul, Hàn Quốc. Cô hiện sống trong căn phòng siêu nhỏ chỉ rộng 7 m2 - bằng kích thước của một cái tủ cỡ đại.
Tuy nhiên, Rouka lại thấy lối sống tối giản này mang đến cảm giác tự do và thoải mái, theo New York Post.
Căn phòng của cô chỉ rộng 2,4 x 2,7 m, được gọi là goshiwon, bao gồm một chiếc giường đơn, bàn học và ghế, vài kệ nhỏ, tủ lạnh mini và nhà vệ sinh kết hợp phòng tắm.
Trước khi chuyển đến đây, Rouka phải bỏ bớt rất nhiều đồ đạc. Điều khiến cô bất ngờ là mình lại thích nghi rất nhanh và còn “yêu cuộc sống mới này”.
“Tôi thật sự bất ngờ khi thấy mình đã tích lũy quá nhiều thứ không cần thiết. Chuyển đến đây khiến tôi nhận ra mình không cần nhiều đến thế để sống thoải mái”, cô nói thêm.
Rouka chuyển đến Seoul hơn 2,5 năm trước. Trước đó, cô từng sống ở nhà chung và các căn hộ kiểu tiêu chuẩn. Đây là lần chuyển nhà thứ 6 ở Seoul, nhưng là lần đầu cô sống trong goshiwon.
![]() ![]() |
Căn phòng nhỏ khoảng 7 m2 khiến Lydia Rouka cảm thấy thoải mái vì bớt đi những đồ đạc không cần thiết. Ảnh: Lydia Rouka / SWNS. |
4 nơi trước Rouka ở đều là căn hộ kiểu phương Tây, dành cho người nước ngoài và du học sinh. Một căn hộ điển hình của Hàn Quốc có 3 phòng ngủ nhỏ, một bếp, và nhà tắm dùng chung.
Còn goshiwon rất phổ biến với sinh viên và người mới đến Seoul. Những phòng như thế này thường kín chỗ rất nhanh, nhất là đầu kỳ học.
"Tôi chuyển đi vào giữa học kỳ nên việc tìm phòng khá khó khăn. Đó là lý do tôi phải ở trong một trong những căn phòng nhỏ nhất”, nữ du học sinh tiết lộ.
Với mức thuê khoảng 328 USD/tháng, Rouka dùng chung bếp và máy giặt với các khách thuê khác cùng tầng. Dù tiện nghi đơn giản, cô không cảm thấy thiếu thốn.
Rouka cho biết cuộc sống trong goshiwon hoàn toàn phù hợp với lịch trình bận rộn bởi cô đang học toàn thời gian và làm thêm bán thời gian. Cô hiếm khi ở nhà vào ban ngày. Mỗi khi trở về, căn phòng nhỏ lại trở thành chốn nghỉ ngơi ấm cúng.
Theo tác giả James Suzman, Đông Á được coi là khu vực đang phải chịu hậu quả nặng nề từ thực trạng nhân viên làm việc quá sức. Những con số đáng báo động về "văn hóa 996" ở Trung Quốc, hiện tượng "karoshi" (làm việc đến chết) tại Nhật Bản... được đề cập trong cuốn sách Lịch sử việc làm khiến chúng ta phải giật mình.